Quy định 142 và vấn đề nhân sự nội bộ của Việt Nam

© Depositphotos.com / Underworld1Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản
Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2024
Đăng ký
Tại Việt Nam, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Nhiều chuyên gia và ĐBQH cho rằng, với Quy định 142, khi giới thiệu "nhầm" cán bộ, người tiến cử sẽ không thể đổ lỗi cho tập thể mà phải chịu trách nhiệm cá nhân, từ đó, ngăn được tình trạng “thân hữu, cánh hẩu”, bổ nhiệm người thân, họ hàng.

Quy định 142 giúp Việt Nam đảm bảo tốt hơn chất lượng nhân sự

Ngày 23/4/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 142-QĐ/TW năm 2024 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Theo Quy định 142 của Bộ Chính trị quy định về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ.
Các công tác cán bộ được thí điểm bao gồm: Giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu; Bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; Bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2024
Kỳ họp thứ 7 sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng với Việt Nam
Việc thí điểm công tác cán bộ tại Quy định 142 của Bộ Chính trị được thực hiện tại cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên (đối với Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương có quy định riêng). Thời gian thực hiện thí điểm là 5 năm kể từ khi ban hành Quy định.
Như vậy, có thể thấy, Quy định 142 nêu bật vai trò của người đứng đầu được quyền giới thiệu nhân sự cấp phó để giúp việc cho mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động của cơ quan.
Cùng với quyền – thì trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự cũng được quy định rõ ràng hơn, ngay cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Quy định 142 cũng được đánh giá sẽ tạo ra sự minh bạch, công tâm hơn trong công tác tổ chức cán bộ, đồng thời kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ tại Việt Nam.
Cùng với đó, việc ban hành quy định 142 cũng là một hướng mới trong công tác tổ chức cán bộ của Đảng, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị trong việc chủ động lựa chọn cán bộ cấp phó để giúp việc cho mình, vừa xây dựng tập thể cán bộ lãnh đạo có đủ năng lực, phẩm chất, đoàn kết, cùng hành động vì lợi ích chung.
Ông Lê Thanh Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2024
Ông Lê Thanh Hải bị gọi tên, chuyện gì xảy ra?

Không thể đổ lỗi cho tập thể

Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộcàng gây chú ý khi ra đời trong bối cảnh nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam phải nhận kỷ luật Đảng.
Đây là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt và phảichịu trách nhiệm khi để cấp dưới của mình vi phạm khuyết điểm, làm sai, làm trái pháp luật, tham nhũng... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và của cá nhân, làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước...
Thông tin với báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), ông Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (hiện là Ban Tuyên giáo Trung ương) nhìn nhận, Quy định 142 xuất phát từ thực tiễn, rất hoan nghênh.
Ông Vinh nhấn mạnh, quy định tạo điều kiện cho người đứng đầu chọn cấp phó của mình, phải biết được cấp phó nào năng lực, phẩm chất, có đáp ứng được kinh nghiệm mình phân công cho họ không?
Qaung cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2024
Việt Nam thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ
“Điều thứ hai là người đứng đầu ấy phải rất khách quan, công tâm, không bị phụ thuộc vào việc "Anh này đến nịnh mình. Anh kia đến đưa cái kia, cái khác". Đấy là điều mà phải biết phân biệt rất rõ. Chủ trương ấy theo tôi là rất đáng hoan nghênh”, ông nói.
Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, Đoàn Cà Mau, một tập thể, không phải đồng loạt tất cả giơ tay giới thiệu một người mà phải có một người đề xuất, khởi xướng đầu tiên, thì người đó phải có trách nhiệm bảo đảm việc tiến cử của mình. Hơn ai hết, người được đề cử phải có quá trình gắn bó, quá trình chứng minh tài năng, đức độ.
“Người tiến cử phải chịu trách nhiệm, phải biết rõ, không phải giới thiệu một cách vu vơ, thân hữu hoặc trực hệ, thậm chí "mua bán" chức vụ để đổ lỗi cho tập thể. Vấn đề là làm sao phải tách ra được trách nhiệm cá nhân trong trách nhiệm tập thể”, ông Vân băn khoăn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2024
Ông Vương Đình Huệ rời ghế, ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội

Trách nhiệm của người đứng đầu

Cần nhấn mạnh, với Quy định 142, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khuyến khích tạo ra sự minh bạch, công tâm hơn trong công tác tổ chức cán bộ, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, đào tạo, giới thiệu những nhân sự kế cận.
Nếu được thực thi nghiêm túc, quy định này sẽ góp phần hình thành một đội ngũ lãnh đạo có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trung thực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích của đất nước và nhân dân.
Đồng thời, cũng bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức cán bộ, quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Như đã đề cập, Quy định 142 đã cụ thể phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ, gồm: Giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của đơn vị mình; bầu bổ sung ủy viên Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý.
Tức, người đứng đầu được quyền giới thiệu 1 nhân sự trong quy hoạch tại chỗ, hoặc 1 nhân sự từ nguồn ở nơi khác cho 1 chức danh để cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét đưa vào danh sách, tiến hành quy trình công tác cán bộ để hoàn thiện ban lãnh đạo của cơ quan, đơn vị mà mình được giao phụ trách.
Có thể thấy, Quy định 142 đã tăng quyền cho người đứng đầu trong việc lựa chọn nhân sự cấp phó trực tiếp của mình. Đồng thời, cũng quy trách nhiệm đích danh người giới thiệu.
GS.TS Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh lưu ý, bản thân người giới thiệu phải chịu trách nhiệm của mình trong giới thiệu người đó. Khi giới thiệu thì phải có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ động viên người ta.
Đồng chí Vương Đình Huệ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2024
Quốc hội Việt Nam họp bất thường, chính thức miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ
“Tôi cho rằng lần này quy định của Đảng rất cần thiết. Thí điểm trong vòng mấy năm. Bởi vì, người giới thiệu là người ta phát hiện vào đúng lúc đó nhân tố mới, tích cực thì gắn trách nhiệm của người giới thiệu vào quá trình phấn đấu, quá trình làm việc của người cán bộ đó. Tôi cho là cần thiết lắm mà cũng là một biện pháp rất cấp thiết trong việc nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu”, GS.TS Mạch Quang Thắng khẳng định.
Thêm vào đó, Quy định 142 nêu rõ rằng, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu với hai trường hợp: Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan, không đảm bảo điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và miễn nhiệm cán bộ không đủ căn cứ, thủ tục.
Chuyên gia nhìn nhận, đây là một bước đột phá của Đảng khi đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lựa chọn nhân sự cấp dưới của mình, chấm dứt tình trạng tồn tại lâu nay là không cá nhân nào phải chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra sai sót trong việc giới thiệu nhân sự.
Mặc dù trong quy trình giới thiệu nhân sự ấy, đôi khi, tiếng nói quyết định thuộc về cá nhân nắm quyền lãnh đạo cao nhất.

Chặn tình trạng “cả họ làm quan”

Trao đổi với báo SGGP, TS Hồ Ngọc Đăng cho rằng, với Quy định 142, điều mà cán bộ, đảng viên, nhân dân mong mỏi nhất chính là ngăn chặn được tình trạng “địa phương chủ nghĩa”, “cá nhân chủ nghĩa”, bổ nhiệm người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu", mà nguyên nhân sâu xa là do sự suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, do bè phái, cục bộ trong công tác cán bộ.
Ông Lê Viết Chữ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2024
Việt Nam họp bất thường cho ông Vương Đình Huệ nghỉ: Ông Lê Viết Chữ bị khai trừ Đảng
“Để khắc phục được vấn đề này, việc đầu tiên là phải xác lập đúng trách nhiệm người đứng đầu trong lựa chọn cán bộ. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm đến cùng về việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cán bộ”, TS. Hồ Ngọc Đăng lưu ý.
TS Hồ Ngọc Đăng nhấn mạnh, nếu người được giới thiệu không đủ phẩm chất năng lực, vi phạm pháp luật thì người trực tiếp giới thiệu cán bộ đó phải liên đới chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, thậm chí mất hết chức vụ.
“Bởi hơn ai hết, thủ trưởng đơn vị phải là người nắm chắc thông tin, phẩm chất, năng lực của người được giới thiệu. Họ phải thực sự anh minh, công tâm, khách quan chứ không thể lựa chọn một người dù biết yếu kém nhưng vẫn giới thiệu vì thân hữu, “cánh hẩu”, vì “mua bán” chức vụ”, chuyên gia nhấn mạnh.
ĐBQH Phạm Văn Hoà cũng nhất trí cho rằng, trước giờ, các quy định còn chung chung nên khi có vấn đề là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung cùng với tập thể, thay vì chịu trách nhiệm cá nhân. Vì vậy, với Quy định 142-QĐ/TW, tôi rất kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng này và mong sớm có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng chi tiết để thực hiện thí điểm giao quyền và trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала