Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đăng ký hiến tạng

© Ảnh : TTOBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2024
Đăng ký
Ngay trong buổi ra mắt Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Quảng Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy và nhiều đại biểu đã cùng đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết nào.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện là Chủ tịch Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 người chết não hiến tạng, tỷ lệ 0,1 trên 1 triệu dân, thấp nhất thế giới.

Tỷ lệ hiến tạng của Việt Nam thấp nhất thế giới

Ngày 17/5, Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Quảng Ninh đã ra mắt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, đã trao quyết định thành lập Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh cho lãnh đạo tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Tiến cho biết, công nghệ ghép tạng của Việt Nam ngang tầm các nước, nhưng tỷ lệ đăng ký hiến và ghép tạng từ người chết não thấp nhất thế giới.
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2024
Tai nạn lò than bất ngờ ở Quảng Ninh làm 3 công nhân tử vong
“Chúng ta đã làm chủ được công nghệ ghép nhiều tạng cứu sống nhiều người nhưng nguồn tạng hiến sau chết não trên cộng đồng và vận động tại các bệnh viện rất thấp”, nguyên Bộ trưởng Y tế cho biết.
Theo số liệu thống kê được công bố, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam có hơn 8.300 trường hợp được ghép tạng. Trong đó, số tạng hiến từ người chết não chỉ chiếm 6%, còn lại là người sống.
PGS.TS Kim Tiến cho rằng, thực tế này đi ngược với xu hướng của thế giới, bởi ở nhiều quốc gia, tạng hiến từ người chết não chiếm đa số. Nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, số người đăng ký hiến tạng và người hiến chết não tăng rất nhanh những năm gần đây.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 người chết não hiến tạng, tỷ lệ 0,1 trên 1 triệu dân, thấp nhất thế giới.
So với Hàn Quốc - quốc gia có tỷ lệ người chết não hiến tạng cao nhất châu Á - con số này là 11. Còn ở Tây Ban Nha là 50 (cao nhất thế giới), ở Mỹ là 49.
Vì sao tỷ lệ hiến tạng thấp có nhiều nguyên nhân như về lý do tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tin, truyền thông chưa hiệu quả, các bệnh viện chưa quan tâm đến vấn đề vận động hiến mô tạng.

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đăng ký hiến tạng

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết, việc tiên phong thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tuyến tỉnh đầu tiên tại Quảng Ninh đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của tỉnh trong việc phát triển mạng lưới hiến tặng mô, tạng trong cả nước.
Đại diện VKSND tỉnh Quảng Ninh bác đề nghị của luật sư về việc cho bị cáo Đỗ Hữu Ca hưởng án treo - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2024
Lời cầu khẩn của ông Đỗ Hữu Ca
Từ đó lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng ý nghĩa nhân văn tốt đẹp của việc đăng ký hiến mô, hiến tạng, cứu sống người bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Bộ Y tế, Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam; Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, các trung tâm ghép tạng trong toàn quốc, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Quảng Ninh để địa phương từng bước tiếp nhận các kỹ thuật lấy tạng, ghép tạng.
Theo ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, hiện Việt Nam đang có khoảng 100.000 người cần ghép tạng. Hàng năm tại tỉnh Quảng Ninh có gần 1.000 bệnh nhân đang chạy thận, lọc máu chu kỳ, trong đó có khoảng 30% bệnh nhân suy thận giai đoạn III, IV, V có chỉ định ghép thận.
Do vậy, nguồn hiến tạng từ người chết não là cơ hội sống của nhiều bệnh nhân, mang ý nghĩa rất nhân văn và được nhiều người bệnh mong chờ.
Tuy nhiên, việc ghép tạng hiện nay chủ yếu đến từ người cho sống. Tỷ lệ ghép tạng từ người cho chết não còn rất hạn chế.
Vì thế, ngay sau khi ra mắt, Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh đã phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người, góp phần thắp lên niềm hy vọng cho những người không may mắn bị suy mô, tạng đang khắc khoải chờ đợi sự sẻ chia sự sống của cộng đồng.
Г-н Фам Тхай Ха, помощник председателя Национальной ассамблеи, заместитель руководителя аппарата Национальной ассамблеи - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2024
Lý do bắt ông Phạm Thái Hà. Quảng Ninh rà soát các dự án liên quan Thuận An
Thêm vào đó, phát triển nguồn tạng hiến chết não sẽ giúp giảm tình trạng mua bán tạng trái phép, ngoài ra còn giúp giảm gánh nặng chi phí y tế.
Có 95% bệnh nhân ghép thận sống trên 10 năm, chi phí ghép chỉ bằng 1/4 tổng chi phí chạy thận trong cuộc đời của người bệnh.
Đặc biệt, ngay sau lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng nhiều đại biểu đã đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết não.

Thành công đáng ghi nhận

Ông Diên nhắc lại việc vừa qua, hồi đầu tháng 4/2024, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã trở thành bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên chưa ghép tạng đã chẩn đoán được chết não và lấy đa tạng chuyển đi các bệnh viện khác.
Đây là một thành công đáng ghi nhận. Hiện nay, cả nước có 26 cơ sở ghép tạng được cấp phép, nhưng chỉ có 5 bệnh viện lớn đánh giá được chết não là Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy.
Để có kết quả này, theo Sở Y tế Quảng Ninh, là do các bệnh viện tuyến cuối của tỉnh thường xuyên cập nhật đào tạo liên tục tại các trung tâm hồi sức tích cực hàng đầu của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực chẩn đoán bệnh nhân chết não, và hồi sức các tạng ở bệnh nhân chết não.
Ba bệnh viện lớn là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí đã triển khai lộ trình phát triển kỹ thuật chuyên môn sâu về ghép tạng và nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc đồng thời thành lập các Hội đồng chẩn đoán chết não.
Học sinh Phùn Thảo Ly được theo dõi, điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Quảng Ninh cần xử nghiêm cô giáo “tác động vật lý” khiến học sinh nhập viện
Các bệnh viện tuyến tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia về Ghép bộ phận cơ thể người tổ chức các lớp tập huấn với nội dung “tăng cường hoạt động tư vấn, vận động hiến tạng ở người sau chết, chết não” và chủ động tạo nguồn tạng ghép tại địa phương.
Quảng Ninh cũng đã thành lập 2 Hội đồng chẩn đoán chết não gửi Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; tích cực đào tạo bác sĩ chất lượng cao tại tuyến Trung ương, chuẩn bị năng lực cho triển khai ghép tạng.

“Làm sao cộng đồng hiểu được ý nghĩa của việc hiến mô tạng. Thay vì vùi nguồn sống vào lòng đất hay thiêu cháy thì chúng ta dùng nó để cứu người. Nguồn tạng hiến là cứu cánh cuối cùng của người bệnh, niềm hy vọng cho sự sống hồi sinh. Điều ấy còn có ý nghĩa đối với gia đình người hiến tạng khi nghe tiếng đập của con tim hay ánh mắt của người thân của mình còn để lại”, bà Nguyễn Thị Kim Tiến trăn trở.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала