Студия информационного агентства и радио Sputnik на VI Санкт-Петербургском международном культурном форуме - Sputnik Việt Nam, 1920
Sputnik giải mã
Sputnik giải thích cho độc giả của chúng tôi về nguyên nhân và hậu quả các sự kiện gần đây để các bạn có thể hiểu rõ hơn về tình hình và những gì đang xảy ra trên thế giới.

Thành phần cơ bản trong lực lượng răn đe hạt nhân Hải quân Nga: chúng ta biết gì về tên lửa Bulava?

© Courtesy of Northern Fleet press serviceBulava
Bulava  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2024
Đăng ký
Tên lửa RSM-56 "Bulava" là thành phần quan trọng nhất trong khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga và là nền tảng cho tiềm năng hạt nhân của Hải quân.
Nhà phát triển tên lửa huyền thoại Nga, tổng công trình sư Viện Kỹ thuật Nhiệt Moskva (MITT) Yury Solomonov xác nhận tên lửa tàu ngầm "Bulava" đã được trang bị trong quân đội Nga.
“Vào ngày 7 tháng 5 năm nay, sắc lệnh đã được ký kết về việc tiếp nhận tổ hợp tên lửa "Bulava", ông Solomonov nói với truyền thông đại chúng Nga hôm thứ Ba.

Đặc điểm của tên lửa "Bulava"?

"Bulava" là tên lửa nhiên liệu rắn ba tầng nặng 36,8 tấn với tầm bay ít nhất 9.300 km. Tên lửa có thể mang từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân cơ động siêu thanh với thiết bị dẫn đường riêng biệt tổng trọng lượng 1,15 tấn, có khả năng thay đổi quỹ đạo bay theo độ cao và hướng bay, công suất nổ từ 100 đến 150 kiloton mỗi đầu đạn.
Ngoài ra, như một phương án lựa chọn, tên lửa có thể triển khai tới 40 mục tiêu giả để trấn áp hệ thống phòng thủ chống tên lửa đối phương. Đầu đạn có thể tách rời với các khối dẫn đường riêng lẻ tăng tốc lên tốc độ siêu thanh trong chuyến bay và có khả năng cơ động, khiến việc đánh chặn trở nên cực kỳ khó khăn.
Nguy cơ đối với kẻ thù tiềm năng càng trở nên trầm trọng hơn khi "Bulava" bố trí ở dưới biển trên các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp “Borei” và “Borei-A” ẩn sâu trong các khu vực tuần tra bí mật, phóng tên lửa từ dưới nước, điều này khiến cho thực tế không thể tấn công phủ đầu và tiêu diệt trong tiến trình tấn công bất ngờ, từ đó đảm bảo khả năng phản công của Nga. Mỗi tàu ngầm mang theo 16 chiếc “Bulava”.
Tàu ngầm hạt nhân đề án “Borey” - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2024
Sonar tàu ngầm Borei của Nga có khả năng "nghe" được dưới nước xa hơn 100 km so với tàu ngầm Mỹ

Tại sao Nga cần “Bulava ” và người đã phát triển tên lửa?

Quá trình phát triển “Bulava” bắt đầu vào năm 1998 sau khi tên lửa chiến lược R-39M "Bark" bị loại bỏ sau một loạt vụ thử nghiệm thất bại.
Nhiệm vụ tạo ra tên lửa chiến lược mới được giao cho Solomonov, nhà thiết kế tên lửa huyền thoại, nhà phát triển tên lửa chiến lược hàng đầu của Nga, người cũng được biết đến với loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa "Topol", "Topol-M" và "Yars".
Việc chế tạo "Bulava" bắt đầu vào thời điểm ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang trong tình trạng suy thoái cũng như sự sụp đổ của Liên Xô chưa đầy 10 năm trước đó đã tước đi nguồn tài trợ, điều kiện khoa học tuyệt vời và khả năng phối hợp với các viện và nhà sản xuất quốc phòng ở các nước cộng hòa hậu Xô Viết khác.
Ban đầu, "Bulava" được hình thành như một nỗ lực nhằm thống nhất tối đa thiết kế tên lửa chiến lược nhiên liệu rắn bố trí trên biển và trên đất liền nhằm giảm chi phí. Cuối cùng, điều đó trở thành không thể, và các nhà thiết kế bắt đầu tạo ra tên lửa mới gần như từ đầu.
© Sputnik / Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhCuộc phóng tên lửa “Bulava” ở Bạch Hải
Cuộc phóng tên lửa “Bulava” ở Bạch Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2024
Cuộc phóng tên lửa “Bulava” ở Bạch Hải
Quá trình phát triển tên lửa gặp khó khăn bởi nhiều vấn đề: các cuộc thử nghiệm dưới nước thành công đầu tiên vào năm 2005, sau đó là chuỗi 3 năm thất bại liên quan đến phần mềm, lỗi sản xuất và các vấn đề khác, dẫn đến việc tên lửa tự hủy, lệch khỏi đường bay và chuyến bay không ổn định trong quá trình thử nghiệm.
Solomonov cho rằng nguyên nhân thất bại là do vật liệu chất lượng thấp, thiếu thiết bị sản xuất, kiểm soát chất lượng không hiệu quả, thiếu kinh phí tài chính và thiếu một số linh kiện không còn được sản xuất ở Nga. Việc tổ chức lại quốc phòng vào năm 2009 đã dẫn đến một bước đột phá đáng chú ý: các cuộc thử nghiệm diễn ra trong giai đoạn 2010-2012 đều thành công và vào tháng 1 năm 2013, tên lửa đã được chấp nhận đưa vào vận hành thử nghiệm.
Các vụ phóng thử nghiệm và phát triển tiếp tục diễn ra trong thập kỷ tiếp theo, và đến cuối năm 2022, đã tiến hành khoảng 40 vụ phóng thử nghiệm “Bulava” để đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác.
Vào tháng 11 năm 2023, trong khuôn khổ các cuộc thử nghiệm tàu ngầm mang tên lửa "Hoàng đế Alexandr III", “Bulava” đã được phóng từ dưới nước. Cuộc thử nghiệm đã thành công vang dội: tên lửa chiến lược phóng từ Biển Trắng ở phía tây bắc nước Nga bắn trúng mục tiêu tại bãi thử Kur ở Kamchatka, nằm cách xa hàng nghìn km ở vùng Viễn Đông, Nga.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân Dmitry Donskoy - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Báo Mỹ viết về nhiệm vụ dành cho chiếc tàu ngầm lớn nhất của Nga

Liệu Nga có bao giờ phải dùng đến "Bulava" hủy diệt?

Các tàu ngầm lớp “Borei” và tên lửa "Bulava" dự kiến ​​sẽ tạo thành nền tảng cho thành phần hải quân trong bộ ba hạt nhân của Nga, giúp đảm bảo sự ngang bằng chiến lược với Mỹ cho đến nửa sau thế kỷ 21. Ngoài "Bulava", Hải quân Nga còn vận hành tên lửa “Sineva”, trang bị trên các tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp “Delphin” và “Kalmar”.
Người dân các quốc gia mà chính phủ của họ đang chuẩn bị gây hấn chống lại Nga có thể yên tâm khi biết rằng cho đến khi các nước này và các khối thù địch không khởi xướng việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các hành động thù địch quy mô lớn chống lại Nga bằng vũ khí thông thường thì Moskva sẽ không bao giờ triển khai tên lửa "Bulava" chống lại họ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала