Mỹ cắt giảm đơn hàng vũ khí hiện đại nhất

© AP Photo / Danny KarnikNhóm máy bay F-35A Lighting II của Không quân Mỹ trình diễn tại Triển lãm Hàng không Atlanta ở Peachtree City, bang Georgia
Nhóm máy bay F-35A Lighting II của Không quân Mỹ trình diễn tại Triển lãm Hàng không Atlanta ở Peachtree City, bang Georgia - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Đăng ký
Lầu Năm Góc đang cắt giảm đáng kể - 15% - đơn hàng máy bay tiêm kích F-35 thế hệ thứ năm. Cỗ máy công nghệ cao hóa ra lại quá đắt và không đáng tin cậy. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra cho dự án này phải được hoàn trả bằng cách nào đó.
Về những vấn đề của chương trình F-35 - trong tài liệu của Sputnik.
Ngân sách đề xuất cho năm tài chính 2025 của Lầu Năm Góc quy định mua 68 chiếc máy bay F-35 ở cả ba phiên bản: 42 chiếc F-35A cho Không quân, 13 chiếc F-35B cho Hải quân và 13 chiếc F-35C cho Thủy quân lục chiến. Giá thành hợp đồng khoảng 7 tỷ USD. Tuy nhiên, Quốc hội đã cắt giảm nhu cầu của quân đội xuống còn 58 máy bay. Tiền cho 10 chiếc còn lại sẽ được trao khi Lầu Năm Góc báo cáo về việc khắc phục các vấn đề với chương trình hiện đại hóa F-35.
Các nghị sĩ đặc biệt không hài lòng với những khó khăn trong quá trình triển khai bản cập nhật Tech Refresh 3 cho cơ sở hạ tầng máy tính của F-35. Mục tiêu của việc triển khai bản cập nhật này là nâng cao chất lượng chiến đấu của F-35, một bước tiến tới việc cập nhật hoàn toàn và tạo ra F-35 Block 4, mà một số công nghệ đã được thử nghiệm trên Tech Refresh 3. Tuy nhiên, các đặc tính của những chiếc máy bay đầu tiên được hiện đại hóa không tương ứng với những đặc tính đã được công bố. Lầu Năm Góc quyết định tạm hoãn sản xuất quy mô lớn và tiến hành một giai đoạn thử nghiệm mới. Mấy chiếc F-35 Tech Refresh 3 được đưa đến kho bãi.
Chiến đấu cơ ném bom F-35 của Không lực Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
“Không có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chiến đấu”: Mỹ thừa nhận thất bại dự án đắt giá nhất

Một loạt khiếm khuyết nghiêm trọng

Được biết, F-35 Lighting II là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thứ hai trong kho vũ khí của Mỹ sau F-22 Raptor. Tuy nhiên, F-22 Raptor hóa ra quá đắt ngay cả đối với Hoa Kỳ. Sau khi sản xuất được 187 chiếc, Mỹ coi việc sản xuất tiếp theo là không có lãi. Họ quyết định tạo ra F-35 như một giải pháp thay thế rẻ hơn và có công nghệ tiên tiến hơn. Nhưng, trị giá của chương trình này không thấp hơn nhiều so với F-22: 55 tỷ USD. Tuy nhiên, F-35 ra đời quá “thô sơ” đến mức nó thua kém về khả năng chiến đấu không chỉ so với F-22 mà còn so với nhiều máy bay thế hệ 4++. Ngoài ra, F-35 có nhiều lỗi nghiêm trọng.
© Ảnh : U.S. Air National Guard/Staff Sgt. Colton ElliottF-22 Raptor của Mỹ tại Syria
F-22 Raptor của Mỹ tại Syria - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
F-22 Raptor của Mỹ tại Syria
Năm 2011, trong quá trình thử nghiệm nguyên mẫu F-35C, một phiên bản cho Hải quân Hoa Kỳ, chiếc máy bay chiến đấu đổ bộ tám lần liên tiếp hạ cánh trên "boong" (giả định và đặt trên bộ) đã không "bắt" được dây neo. Lý do được tìm ra là tính toán sai lệch nghiêm trọng thiết kế… thế rồi hàng trăm vấn đề khác lại xuất hiện.
Đầu năm 2017, Lầu Năm Góc báo cáo rằng, các phi công lái máy bay tiêm kích trên tàu sân bay phàn nàn về cơn đau dữ dội khi cất cánh do ghế rung. Ngoài ra, họ còn đập đầu vào vòm buồng lái, không chỉ gây nguy hiểm cho đầu mà còn cả chiếc mũ bảo hiểm công nghệ cao trị giá 400 nghìn USD.
F-35B là phiên bản thủy quân lục chiến có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng cũng gặp vấn đề. Các thử nghiệm năm 2015 cho thấy rằng, các chuyên gia thiết kế phiên bản sửa đổi này đã tính toán sai. Do trọng lượng lớn của thiết bị bổ sung đảm bảo khả năng hạ cánh thẳng đứng, tầm bay của F-35B nhỏ hơn đáng kể so với F-35A (dành cho Không quân) - 1.670 km so với 2.200 km và lượng nhiên liệu ít hơn - 2 tấn. (Công bằng mà nói, máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng duy nhất do Liên Xô sản xuất - máy bay tấn công hoạt động trên tàu sân bay Yakovlev Yak-38 cũng mắc các “bệnh” tương tự). Ngoài ra, F-35B không thể gập cánh, điều này gây khó khăn cho việc đặt nó trên tàu sân bay.
Cả ba phiên bản sửa đổi đều có những thiếu sót nghiêm trọng. Ví dụ, Lầu Năm Góc buộc phải cấm các phi công có cân nặng ít hơn 61 kg lái những cỗ máy này. Các chuyên gia đã phát hiện ra việc hệ thống ghế phóng thoát hiểm trên máy bay có thể gây chấn thương hoặc thậm chí tử vong cho phi công có cân nặng nhẹ.
F-35B - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
F-35B
Ngoài ra, hơn 150 chiếc máy bay có lỗi nghiêm trọng ở hệ thống nhiên liệu: cần phải sửa lỗi van xả nhiên liệu. Đương nhiên, các bộ phận này phải được thay thế, khiến toàn bộ đội Lightning phải tạm dừng hoạt động. Vào mùa hè năm 2014, chuyến bay của tất cả những chiếc F-35 đều bị đình chỉ sau khi trong thời gian một tuần lễ một máy bay chiến đấu F-35 bốc cháy khi đang cất cánh, còn chiếc thứ hai phải hạ cánh khẩn cấp do bị rò rỉ dầu.
Vào tháng 1 năm 2019, một báo cáo của Lầu Năm Góc tiết lộ chương trình F-35 đã gặp nhiều vấn đề, khó khăn về độ tin cậy và độ bền của máy bay, độ chính xác của vũ khí và phần mềm. Hóa ra, nhiều chiếc trong tổng số 60 chiếc F-35B có nguy cơ bị loại bỏ do khung máy bay bị ăn mòn nhanh hơn 4 lần so với thời hạn sử dụng theo thiết kế. Lớp phủ tàng hình công nghệ cao cũng bị ăn mòn nhanh hơn dự kiến. Sau đó, hóa ra máy bay F-35C không thể bay ổn định ở chế độ siêu thanh. Các chuyên gia dự đoán sự quá tải phát sinh khi tăng tốc vượt ra ngoài phạm vi cho phép, có thể phá hủy phần đuôi.
Vào tháng 1 năm 2021, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã thẳng thừng chê chương trình sản xuất máy bay F-35 là hỗn loạn và nhiều thiếu sót.
© Ảnh : Airman 1st Class Christopher SpaMáy bay chiến đấu F-16 của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ
Tuy nhiên, đối với nhà phát triển Lockheed Martin và nhiều nhà thầu phụ, F-35 là một “mỏ vàng”. Cũng như đối với Nhà Trắng: Mỹ giục đồng minh mua tiêm kích F-35. Bỉ, Hà Lan và Na Uy sẽ mua những chiếc máy bay mới sau khi chuyển giao các máy bay F-16 của họ cho Ukraina. Không quân của Anh, Israel và Ý đã lựa chọn phương tiện bay này. Ba Lan, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hy Lạp và Đức có kế hoạch mua F-35 trong tương lai gần.
Việc xuất khẩu F-35 đang và sẽ là nguồn thu lớn cho Mỹ. Nhưng không ai biết thành tích thực chiến của nó sẽ như thế nào.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала