Sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an để bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước

© Ảnh : CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ CÔNG ANĐại tướng Tô Lâm trao đổi với Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc Trần Văn Thanh bên lề Hội nghị.
Đại tướng Tô Lâm trao đổi với Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc Trần Văn Thanh bên lề Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Đăng ký
Ngay tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV này, Đại tướng Tô Lâm sẽ được miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an để bầu vào vị trí Chủ tịch nước.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Quốc hội sẽ điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7 và bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ công an đối với Đại tướng Tô Lâm.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an

Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) thông tin cho biết, chiều 21/5, ngay đầu giờ làm việc, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình đề nghị điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Theo Tờ trình “đề nghị điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7” này thì căn cứ ý kiến của cấp có thẩm quyền, thực hiện quy định của pháp luật và yêu cầu kiện toàn bộ máy Nhà nước, sau khi xem xét đề nghị của Thủ tướng đề nghị bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ công an, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội “cho phép bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an”.
Theo ông Cường, dự kiến bố trí chương trình làm việc thì Quốc hội tiến hành nội dung này cùng với nội dung về công tác nhân sự tại phiên họp chiều 21/5 và sáng 22/5.
Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp với 468/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,1% tổng số đại biểu Quốc hội).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Nga Vladimir Kolokoltsev và Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm trao đổi về những vấn đề hợp tác thực thi pháp luật giữa Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Chiều nay bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước
Như vậy, Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an của Đại tướng Tô Lâm để bầu ông vào cương vị Chủ tịch nước.
Trước đó, hôm 19/5, trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề nhân sự, tại cuộc họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Bùi Văn Cường cho hay, cấp thẩm quyền chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an. Vì thế, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội chưa có nội dung chuẩn bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm đối với chức danh này.
“Cơ quan có thẩm quyền, Bộ Chính trị chưa có giới thiệu mới. Do đó, trong chương trình nghị sự của Kỳ họp thứ 7 chưa có nội dung phê chuẩn bổ nhiệm hay miễn nhiệm đối với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an”, - VOV dẫn phát biểu của Tổng Thư ký Bùi Văn Cường hôm 19/5.
Tuy nhiên, đến hôm nay, chương trình nghị sự của Quốc hội đã có sự thay đổi, điều chỉnh và sẽ bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ công an của Thủ tướng Chính phủ.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Như Sputnik đã thông tin, tại Hội nghị Trung ương 9 (16-18/5), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 với sự thống nhất rất cao.
Như đã biết, người được giới thiệu cho vị trí Chủ tịch nước Việt Nam là Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an.
Dự kiến vào sáng mai (22/5), Quốc hội sẽ tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến ĐBQH thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước (nếu có).
Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Vì sao 100% ủng hộ ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội?
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước; Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước trước khi Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Theo quy định, tân Chủ tịch nước tuyên thệ và phát biểu nhậm chức. Chương trình được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi công khai.
Trước đó, hôm 20/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến và đồng ý về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026 theo nguyện vọng cá nhân.
Về nhân sự Bộ Công an hiện nay, ngoài Bộ trưởng, Bộ Công an có 6 thứ trưởng gồm thượng tướng Trần Quốc Tỏ (Thứ trưởng thường trực Bộ Công an), Thượng tướng Lương Tam Quang, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Trung tướng Nguyễn Văn Long và Trung tướng Lê Văn Tuyến.

Tiểu sử đồng chí Tô Lâm

Ông Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957, quê quán ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Ông Tô Lâm có học hàm Giáo sư Khoa học An ninh, học vị Tiến sĩ Luật học, cao cấp Lý luận chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Từ tháng 10/1974 - 7/1979, ông Tô Lâm là Học viên Đại học An ninh nhân dân. Từ tháng 7/1979 - 12/1988, ông là cán bộ công tác tại Cục Bảo vệ Chính trị I, Bộ Công an.
Từ tháng 12/1988 - 5/1990, ông Tô Lâm là Phó Trưởng phòng, Cục Bảo vệChính trị I, Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Từ tháng 5/1990 - 6/1993, ông là Trưởng phòng, Cục Bảo vệ Chính trị I, Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Từ tháng 6/1993 - 5/1997, ông Tô Lâm làm Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị I, Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Từ tháng 5/1997- 6/2006, ông giữ chức Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị III, Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Sáng nay Quốc hội khai mạc, tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Từ tháng 6/2006 - 12/2009, ông Tô Lâm là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Từ tháng 12/2009 - 02/2010, ông là Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Từ tháng 2/2010 - 7/2010, ông Tô Lâm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I, Bộ Công an. Từ tháng 8/2010 - 4/2016, ông Tô Lâm là Thứ trưởng Bộ Công an. Từ 4/2016 đến nay, ông Tô Lâm là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngày 29/1/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao Quyết định thăng quân hàm Đại tướng Công an Nhân dân cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Tháng 1/2021, ông Tô Lâm là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала