Đề xuất cả Bộ trưởng Quốc phòng, Công an cùng được quyền áp dụng cảnh vệ

CC BY-SA 3.0 / Hoangkid / Bộ Quốc phòng (Việt Nam)Tòa nhà Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Hà Nội
Tòa nhà Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2024
Đăng ký
Đại biểu đề nghị, nếu bổ sung quyền quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ cho Bộ trưởng Công an, thì cũng phải cân nhắc bổ sung thêm quyền này cho Bộ trưởng Quốc phòng.
Theo các đại biểu, cảnh vệ thuộc thẩm quyền của cả công an và quân đội. Trên thực tế, sĩ quan quân đội hiện nay cũng triển khai nhiều biện pháp cảnh vệ.

Quyền áp dụng cảnh vệ: Cần cấp cho cả Bộ trưởng Công an và Quốc phòng

Theo TTXVN, chiều 24/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Phát biểu tại phiên làm việc. Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô, dẫn dự thảo luật quy định:
"Trong trường hợp cấp thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, công tác đối ngoại, Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với trường hợp không thuộc diện cảnh vệ như trong Luật".
Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2024
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ sẽ điều hành Bộ Công an
Về nội dung này, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt đề xuất quy định quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho cả Bộ trưởng Công an và Quốc phòng, vì lực lượng cảnh vệ bao gồm cả công an và quân đội.

"Đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm cụm từ Bộ trưởng Quốc phòng vào sau Bộ trưởng Công an bởi lực lượng cảnh vệ bao gồm cả công an và quân đội. Thực tế, sĩ quan quân đội hiện nay cũng triển khai nhiều biện pháp cảnh vệ", - báo Vnexpress dẫn lời tướng Duyệt.

Tán thành ý kiến trên, đại biểu Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, lưu ý cảnh vệ thuộc thẩm quyền của cả công an và quân đội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Quốc phòng cũng phải áp dụng biện pháp cảnh vệ khác. Do đó, nếu bổ sung quyền cho Bộ trưởng Công an thì cũng phải cân nhắc bổ sung thêm quyền cho Bộ Quốc phòng.
Đại biểu Ngô Trung Thành dẫn nội dung khoản 2 điều 14 Hiến pháp quy định, "quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật hoặc trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia".
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhắc với tướng Đổng Quân về lập trường 4 không
Do đó, ban soạn thảo cũng cần rà soát kỹ hơn để đánh giá, xây dựng quy định phù hợp với Hiến pháp, tránh hạn chế quyền công dân.

Thế giới đã có trường hợp Thủ tướng bị ám sát

Về phần mình, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội, cho biết, một số ý kiến đại biểu thảo luận việc dự luật đã bổ sung đối tượng cảnh vệ, sự kiện cảnh vệ, mục tiêu cảnh vệ… với sự đồng thuận cao.
Đối tượng của cảnh vệ là bảo vệ các yếu nhân, lãnh tụ là chính. Về lý luận cũng như thực tiễn, yếu nhân là con người thuộc đối tượng bảo vệ đặc biệt. Các sự kiện có yếu nhân, mục tiêu có yếu nhân... đều phải được bảo vệ đặc biệt.
Thực tiễn cho thấy, vừa qua, ở một số quốc gia đã có cả trường hợp Thủ tướng bị ám sát. Điều này minh chứng cho tính phức tạp của vấn đề, cũng là bài học cho thấy nước nào cũng cần xem đây là công tác đặc biệt quan trọng.
Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2024
Thêm 3 chức danh được cảnh vệ ở Việt Nam?
Liên quan đến một số ý kiến băn khoăn là áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với một số trường hợp đặc biệt, ông Trung cho rằng, thực tế tại nhiều nước đã áp dụng quy định này linh hoạt, đặc biệt là trong đối ngoại, quan hệ quốc tế.
Nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, cần phải cho phép Bộ trưởng Bộ Công an được quyền quyết định áp dụng các biện pháp cảnh vệ với các đối tượng, trường hợp cảnh vệ một cách linh hoạt.

Bổ sung thẩm quyền quyết định cảnh vệ là phù hợp

Trước đó, ngày 20/5, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đã đại diện cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, trong mọi trường hợp, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là ưu tiên.
Việc áp dụng cảnh vệ cho các trường hợp không được quy định trong luật hiện nay do Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung.
Mặc dù vậy, việc thực hiện quy định này trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn, không kịp thời, làm ảnh hưởng đến công tác cảnh vệ.
Toà án Tối cao nhìn từ phía trước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2024
Việt Nam: Toà Tối cao sẽ xác minh tài sản của 60 người
Từ năm 2018 đến nay, Bộ Công an đã triển khai cảnh vệ đối với 56 đoàn không thuộc trường hợp cảnh vệ, nhằm giải quyết yêu cầu thực tiễn đặt ra hoặc theo đề nghị của bộ ngành, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Từ thực tế này, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng, việc bổ sung thẩm quyền quyết định cảnh vệ là phù hợp, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, cũng như công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала