Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói về “nạn dịch sợ trách nhiệm” của cán bộ

© TTXVN - Nguyễn Phương HoaĐại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu ý kiến.
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu ý kiến. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2024
Đăng ký
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, có người dân cho rằng, tình trạng sợ trách nhiệm thậm chí đã trở thành “đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian qua”.
Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết riêng để khắc phục tình trạng cán bộ "không dám hành động vì sợ sai".

Cán bộ sợ sai đã trở thành “nạn dịch”

Sáng ngày 25/5, trong phiên thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã thảo luận về tình trạng sợ trách nhiệm của cán bộ trong thời gian qua.
Báo Tiền phong dẫn phát biểu của đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) bày tỏ lo ngại trước tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
Ông Trí cho rằng, tình trạng này thực sự đã trở thành “một loại dịch” lan rất nhanh trong đội ngũ người thực thi công vụ ở mọi cấp, mọi ngành suốt từ năm 2022 đến hết năm 2023.
“Nhân dân thấy rõ điều đó. Có người còn cho đó là đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian qua. Thực sự đau và thực sự buồn!”, báo Tiền phong dẫn lời đại biểu đoàn Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Tạo phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2024
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần khắc phục tình trạng cán bộ sợ sai, đùn đẩy trách nhiệm
Để ngăn chặn “nạn dịch” này, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong muốn các cấp cần xem đây là tình trạng tiêu cực. Đặc biệt, cần chỉ ra và có biện pháp kỷ luật những cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm.
“Bên cạnh đó, cũng cần biểu dương, khen thưởng kịp thời những ai có tinh thần 7 dám, đặc biệt cán bộ, công chức viên chức nào dám làm, dám chịu trách nhiệm”, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị.
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân) đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết riêng để khắc phục tình trạng "không dám hành động vì sợ sai".
Cụ thể, đại biểu đề xuất cán bộ được phép vận dụng hoặc lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp nhất, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
"Trước khi thực hiện phải lập kế hoạch hành động, trong đó chỉ rõ lý do vận dụng sáng tạo là gì và khác gì so với quy định hiện hành, báo cáo kế hoạch này với cơ quan có thẩm quyền", báo Vnexpress dẫn lời ông Cường.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, phê duyệt kế hoạch đó để cán bộ thực hiện, nhưng việc phê duyệt phải dựa trên cơ sở khả thi, phù hợp thực tế, không trái với quy định. Việc thực hiện kế hoạch cũng phải thường xuyên được kiểm tra, giám sát để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Qaung cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2024
Việt Nam thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Một số quy định, chính sách chưa rõ, chưa thống nhất

Về phần mình, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho rằng, trong số các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại mà báo cáo giám sát đưa ra, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
“Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, văn bản hướng dẫn cụ thể một số chính sách có quy định chưa rõ, chưa thống nhất”, đại biểu Trần Quốc Tuấn lý giải.
Ông Tuấn cho rằng, đây là 2 nguyên nhân chính, là rào cản lớn nhất hiện nay, dẫn đến tình trạng trì trệ, giảm hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết 43 nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Ông cũng bày tỏ lo ngại khi 2 nguyên nhân này thường xuyên xuất hiện trong hầu hết các báo cáo trình tại kỳ họp này của Quốc hội.
“Thực trạng này rất đáng quan tâm và cần phải có giải pháp căn cơ để khắc phục, không thể kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế của đất nước”, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị.
Từ đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm khắc phục hiệu quả các nội dung tồn tại, hạn chế được nêu trong báo cáo giám sát.
Trong đó, tập trung tháo gỡ điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn cho 27 địa phương, bộ, ngành, với 70 kiến nghị (đã được tổng hợp tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo báo cáo giám sát).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2024
Xác minh tài sản của 58 cán bộ ngân hàng Việt Nam
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu giải pháp tổng thể hơn, toàn diện hơn để hỗ trợ phát triển hệ thống doanh nghiệp đang kiệt sức.
Theo đó, chỉ đạo khẩn trương ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gian sớm nhất, như Luật Đất đai sửa đổi, Luật Đấu thầu sửa đổi, Luật Giá sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.
“Điều này để tạo cơ sở hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay”, đại biểu đoàn Trà Vinh nêu ý kiến.
Ông Tuấn cho rằng, khi hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh sẽ khắc phục được tình trạng một bộ phận cán bộ có tâm lý né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала