Bộ Ngoại giao Nga: Không thể chấm dứt hiệu lực của Công ước Liên Hợp Quốc về Bắc Cực

© iStock.com / westphaliaTàu ở Bắc Cực
Tàu ở Bắc Cực - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2024
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Phía Nga cho rằng không thể chấm dứt hiệu lực của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 ở Bắc Cực, ông Maxim Musikhin, Giám đốc Vụ Pháp chế của Bộ Ngoại giao Nga nói với Sputnik.
Hồi đầu năm nay, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện thông báo rằng để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, Nga có thể xét lại việc tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ở phần Bắc Cực. Bình luận về chủ đề này, người đứng đầu Vụ Pháp chế thuộc cơ quan đối ngoại của Nga chỉ ra rằng “Bộ Ngoại giao Nga tất nhiên chỉ công bố lập trường chính thức đã được thống nhất trong nước”, và theo lời ông, «điều đó không có nghĩa là trong cộng đồng chuyên gia không thể có thảo luận và sự khác biệt về quan điểm».

Về việc chấm dứt thực hiện các điều khoản của Công ước tại một khu vực địa lý nhất định, cụ thể là ở Bắc Cực, thì điều đó không thể xét từ quan điểm luật pháp của các thoả thuận quốc tế”, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Ông nói thêm rằng “nhiều điều khoản, cụ thể là các điều khoản cấu thành cơ sở pháp lý cho việc sử dụng Tuyến đường biển phương Bắc, đều dựa trên những quy định chuẩn mực của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.
Tòa nhà Bộ Ngoại giao Liên bang Nga ở Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2024
Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng về phản ứng trước việc NATO tăng cường hiện diện ở Bắc Cực

«Hiến pháp của Đại dương»

Giám đốc Vụ Pháp chế Bộ Ngoại giao LB Nga chỉ ra rằng liên quan đến “những đề xuất về rút khỏi Công ước hoặc chấm dứt thực hiện các quy định của Công ước ở khu vực địa lý nhất định nào đó, có rất nhiều sắc thái và thực tiễn pháp lý”. Theo lời ông, “Công ước tập hợp số lượng lớn những quy phạm luật hoá và chuẩn mực có hiệu lực”.
“Không ngẫu nhiên mà Công ước này được mệnh danh là «Hiến pháp của Đại dương”, một thoả thuận quốc tế toàn diện nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích của các quốc gia liên quan đến các loại hình hoạt động khác nhau trên Đại dương Thế giới" - ông nhận định.

“Như vậy, ngay cả khi có giả định rút khỏi Công ước, thì dù sao chăng nữa phần lớn các điều khoản của Công ước vẫn phải được tuân thủ trong khuôn khổ thông lệ quốc tế”, Giám đốc Vụ Pháp chế của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Ông cho rằng điều quan trọng là “các quy định của Công ước trong thực tế hiện đại đảm bảo quyền tự do hàng hải cho các tàu thuyền, chiến hạm của Nhà nước và thương mại Nga, sự công nhận quốc tế về ranh giới nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của LB Nga đã được thiết lập bởi các hiệp định song phương về biên giới trên biển của Nga với các quốc gia lân cận và đối diện, cũng như các quyền của đất nước chúng ta đối với nguồn tài nguyên sinh vật trong khu vực này".
Căn cứ mới của Nga ở Bắc cực  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2024
"Lỗ hổng lớn". Ở Mỹ tiết lộ Nga có gì khiến NATO lo ngại

«Bộ ngũ Bắc Cực»

“Trước đây, cái gọi là “Bộ ngũ Bắc Cực” (gồm Nga, Đan Mạch, Canada, Na Uy, Hoa Kỳ) đã cùng nhau thảo luận các vấn đề liên quan đến thềm lục địa, nhằm giảm thiểu vướng mắc lo ngại và thông báo cho nhau về những bước đi sắp tới”, ông nói.

Theo lời ông, “bây giờ cơ chế này không tồn tại nữa, các liên hệ về các vấn đề Bắc Cực đã bị cắt đứt”, đồng thời ông lưu ý rằng xảy ra tình hình như vậy “không theo sáng kiến ​​của phía Nga”.
Ông giải thích rằng “trên thực tế, Hoa Kỳ và các đại diện phương Tây khác trong «Bộ ngũ» đã tự tước bỏ cơ hội thảo luận những vấn đề nghiêm túc này một cách tin cậy lẫn nhau”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала