Lạm phát tháng 5: Giáo dục và y tế đẩy CPI Việt Nam tăng 4,44%

© Depositphotos.com / DragonImages Bác sĩ.
Bác sĩ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhóm giáo dục và y tế là hai nhóm tăng giá mạnh nhất, đẩy CPI chung tăng cao.
Cụ thể, giá nhóm giáo dục tăng 8,14% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung của CPI. Nguyên nhân là do nhiều địa phương đã tăng học phí theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho năm học 2023-2024.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng tăng 7,41%, làm CPI chung tăng 0,4 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.
Quang cảnh phiên họp sáng 25/5. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2024
Việt Nam không bị lạm phát cao như Mỹ và phương Tây
Bên cạnh đó, các nhóm có mức tăng giá cao khác là hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,19%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,3%; giao thông tăng 5,58%...
Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại cũ giảm.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, CPI bình quân tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Lạm phát cơ bản tăng 2,78%, thấp hơn mức tăng của CPI chung do loại trừ các nhóm hàng biến động mạnh như lương thực, xăng dầu, giáo dục, y tế.
Siêu thị - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2024
Lạm phát cao tại Mỹ: Gánh nặng thầm lặng lên vai cộng đồng người Việt
Các chuyên gia nhận định, đợt tăng giá điều chỉnh giáo dục, y tế đầu năm học/năm dương lịch mới là nguyên nhân chính khiến lạm phát tháng 5 tăng mạnh. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá nhóm này, mức tăng giá tiêu dùng vẫn ở mức kiểm soát.
Tuy nhiên, việc giá thực phẩm tăng gần 15% trong 5 tháng đầu năm sẽ là thách thức lớn với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong năm 2024.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала