Đại tướng Phan Văn Giang: Trong công nghệ quân sự, tính bí mật đã thắng 50%

© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Đăng ký
Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Phát biểu về việc chuyển giao khoa học công nghệ quân sự, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh, tính bí mật đã thắng 50% nên các nước chỉ chuyển giao những công nghệ không còn tiên tiến, không còn ưu thế trên chiến trường.

Trong tình thế cấp bách thì thủ tục hành chính cũng phải đặc biệt

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình với việc cần thiết phải xây dựng quỹ công nghiệp quốc phòng an ninh.
Các ĐQBH cho rằng, việc thành lập Quỹ sẽ giúp tập trung huy động nguồn lực, tạo cơ chế linh hoạt, chủ động cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, nhất là thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chiến lược, rủi ro cao.
Từ đó, tạo cơ chế đặc thù triển khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.
Các ĐBQH cũng đánh giá, công nghiệp quốc phòng an ninh có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi nền tảng khoa học quân sự, vũ khí công nghệ cao là một trong những yếu tố then chốt để phòng ngừa và giành lợi thế trong các cuộc chiến.
© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Các quốc gia tiên tiến trên thế giới cũng đều có quỹ này. Do đó, việc huy động các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách để xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh sẽ góp phần giảm gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước.
Hơn nữa việc hình thành quỹ tài chính để hỗ trợ ngân sách Nhà nước, phục vụ cho phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh cũng là giải pháp cơ chế đặc thù vượt trội và có ý nghĩa chiến lược, nhất là trong triển khai các chương trình dự án đầu tư mang tính cấp bách…
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) nêu ý kiến rằng, các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới hiện nay với các loại vũ khí mới có tầm hoạt động rất xa, ví dụ UAV bay xa đến 1.500km hoặc tấn công mạng gây thiệt hại rất lớn.
Ông Dũng cho rằng, để phòng ngừa, ngăn chặn, thì thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh phải được nâng lên để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
“Từng yếu tố, từng thành phần cấu thành thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh phải mạnh lên”, ông nói.
Đặc biệt, công nghiệp quốc phòng, an ninh là một thành phần của thực lực, tiềm lực này phải được chủ động trong hoạt động. Vì thế, những cơ chế, chính sách cho công nghiệp quốc phòng, an ninh phải có tính đặc thù, vượt trội hơn so với chế độ, chính sách hiện hành.
© TTXVN - Nguyễn Phương HoaQuốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
ĐBQH Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) bày tỏ, vấn đề quyền tự chủ của các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh và cơ sở công nghiệp động viên.
Ông Vân lưu ý, cần có 3 chính sách đặc thù trong thu hút lao động, việc làm, vị trí việc làm, trong tiền lương và bảo hiểm xã hội. Cơ chế đặc thù thứ ba là thu hút nhân tài.
Vị đại biểu đoàn Cà Mau cũng bày tỏ ấn tượng với Triển lãm Quốc phòng quốc tế do Việt Nam tổ chức vào năm 2022. Theo ông, triển lãm đã nói lên rất nhiều điều.
“Tôi rất cảm tình với sản phẩm của Bộ Quốc phòng và nhiều doanh nghiệp quốc phòng trưng bày tại triển lãm”, báo Vietnamnet dẫn lời ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Ông Vân đề xuất Bộ Quốc phòng cần tính đến yếu tố rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.
Từ đó, phải có một cơ chế xử lý rủi ro đối với việc đầu tư vào nguồn ngân sách Nhà nước.
“Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thể đặt hàng với các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh, cơ sở công nghiệp an ninh trong tình thế cấp bách thì thủ tục hành chính cũng phải đặc biệt”, ĐBQH Lê Thanh Vân nêu ý kiến.
© TTXVN - Nguyễn Phương Hoa Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Việt Nam tự chủ rất cao về công nghiệp quốc phòng

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho hay, dự thảo luật đề xuất xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh để thực hiện dự án cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị chiến lược.
Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương, do Chính phủ quản lý. Bộ trưởng khẳng định, việc thành lập quỹ này là rất cần thiết nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp bách hoặc nghiên cứu, phát triển sản phẩm quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt, có tính mới, rủi ro cao.
“Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu sản phẩm về quốc phòng, an ninh nhưng có khi chưa được sử dụng thì sản phẩm đó đã bị lạc hậu”, Bộ trưởng nêu.
Đại tướng Phan Văn Giang dẫn chứng, trước tháng 2/2022 trên thế giới và các nước trong đó có Việt Nam đều nghiên cứu giáp phản ứng nổ cho các loại xe quân sự, xe chiến đấu để hạn chế khả năng bị đối phương tiêu diệt, khi bị bắn vào không ảnh hưởng đến phương tiện.
© TTXVN - Nguyễn Phương HoaTổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. 
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
“Thế nhưng sau tháng 2/2022 thì việc này thất bại”, Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng khẳng định, hiện vũ khí thông minh đã có loại không còn bắn thẳng, trong khi đó trên chiến trường nếu đeo thêm giáp vài tấn cho xe tăng nặng khoảng 30 tấn thì sẽ hạn chế khả năng di chuyển, vượt vật cản, trong khi đạn giờ không còn đi thẳng, nên lắp giáp này vào cũng vô giá trị.
Thứ hai, ông cho biết, trước kia, Việt Nam phải nhập khẩu áo giáp cá nhân, nhưng bây giờ ngành công nghiệp quốc phòng trong nước đã sản xuất được áo giáp cá nhân nhẹ chỉ bằng 2/3, có loại chỉ nặng bằng một nửa các loại áo giáp đã nhập khẩu của các nước tiên tiến.
“Tính tự chủ của Việt Nam là rất cao”, PLO trích lời Đại tướng Phan Văn Giang.
Về phương tiện UAV có cự ly bay xa hàng nghìn km, được rất nhiều nước dùng, Bộ trưởng cho biết, trước đây UAV, máy bay không người lái khi thực hiện nhiệm vụ phải bay về mới biết kết quả, nhưng hiện nay UAV bay đến đâu biết kết quả và điều chỉnh nhiệm vụ đến đó, điều khiển bằng vệ tinh chứ không bằng GPS, cho nên không phát hiện được bằng radar.
© TTXVN - Nguyễn Phương HoaBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Ông thừa nhận “bài toán này không dễ và "chúng ta đang nghiên cứu và bước đầu thành công nhất định”.
Việc chế tạo các sản phẩm công nghiệp quốc phòng có tính rủi ro cao nhưng kết quả "nhiều cái không như mong đợi" – theo Bộ trưởng.
Ngoài ra, trong công nghiệp quốc phòng, an ninh nếu sử dụng ngân sách theo quy trình thì có trường hợp không đáp ứng được tính thời sự của nhiệm vụ quân sự quốc phòng cũng như "độ mật".
Do đó, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng, học tập từ các nước nên trong dự thảo luật đề xuất cần có Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
“Các nước phát triển trên thế giới đều có quỹ này”, theo Bộ trưởng.
Về vấn đề đặt hàng công nghiệp quốc phòng, an ninh, ông Giang lưu ý, lĩnh vực này có rất nhiều loạt sản phẩm khác nhau.
© TTXVN - Nguyễn Phương HoaChủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Theo Bộ trưởng, có những sản phẩm có khi chỉ vài chục tỷ, cho nên, không thể nhiều nhà máy, nhiều cơ sở cùng sản xuất được mà chỉ có một nhà máy, một cơ sở sản xuất mang tính chuyên dụng rất cao, rất sâu,
“Nên buộc phải chỉ định cho nhà máy đó sản xuất chứ không thể đấu thầu được”, Đại tướng lý giải.
Dẫn lại Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định công nghiệp quốc phòng là ngành đặc thù, phải được chăm lo, xây dựng phát triển theo cơ chế đặc thù, Bộ trưởng cho biết dự thảo luật quy định giao cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết những điều cụ thể.
Về cơ chế, chính sách đặc thù đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam xác định công nghiệp quốc phòng, an ninh là tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Trên thế giới những tiên tiến của khoa học công nghệ đều dành cho công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Về chuyển giao khoa học công nghệ quân sự, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhắc lại, “tính bí mật đã thắng 50%” nên các nước chỉ chuyển giao những công nghệ không còn tiên tiến, không còn ưu thế trên chiến trường.
© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Đặng Văn Lẫm phát biểu.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Đặng Văn Lẫm phát biểu. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Đặng Văn Lẫm phát biểu.

Tán thành xây dựng quỹ

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới, nhiều ý kiến đề nghị hình thành Quỹ Công nghiệp Quốc phòng - An ninh để tập trung huy động nguồn lực, có cơ chế linh hoạt, chủ động cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh nhất là thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chiến lược, rủi ro cao, đồng thời quy định bảo đảm chặt chẽ, khả thi.
Cũng có ý kiến khác đề nghị không quy định về quỹ này để phù hợp với chủ trương hạn chế hình thành các quỹ tài chính ngoài ngân sách.
Về việc này, trên cơ sở ý kiến ĐBQH tại Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến 2 phương án. Sau khi xin ý kiến Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, các đoàn ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến tán thành quy định về xây dựng Quỹ Công nghiệp Quốc phòng - An ninh.
Để đảm bảo tránh chồng lấn nhiệm vụ chi, dự thảo đã quy định Quỹ CNQP, AN chỉ nhằm mục đích hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách hoặc nghiên cứu, phát triển sản phẩm QPAN có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt, có tính mới, rủi ro cao. Đây là những nhiệm vụ mà ngân sách nhà nước chưa kịp bố trí hoặc bố trí nhưng chưa đủ.
© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu.
Còn ý kiến đề nghị quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ và đặt hàng sản xuất quốc phòng an ninh; tách bạch việc đặt hàng sản xuất quốc phòng và đặt hàng sản xuất an ninh để có cơ chế đặc thù cho phù hợp.
Ý kiến khác đề nghị cân nhắc bỏ quy định này vì đã được quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Đấu thầu. Về việc này, theo ông Tới, hiện Luật Đấu thầu và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP đã quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, tuy nhiên các văn bản này không áp dụng đối với lĩnh vực sản xuất QPAN...
Để bảo đảm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, hằng năm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị nòng cốt sản xuất các loại vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ với số lượng lớn từ các nguồn ngân sách, trong đó có nhiều nhiệm vụ cấp bách, sản phẩm mới, đặc thù chưa xác định đủ yếu tố lập dự toán.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, để quy định cụ thể hơn về giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất sản phẩm QPAN, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho tách Điều 12 và Điều 13 dự thảo Luật Chính phủ trình thành 3 điều, quy định cụ thể các trường hợp giao nhiệm vụ, các trường hợp đặt hàng để thuận lợi trong tổ chức thực hiện.
“Đối với hoạt động đấu thầu, dự thảo Luật dẫn chiếu quy định của Luật Đấu thầu với hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала