Chủ tịch nước Việt Nam đề nghị Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpPhó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2024
Đăng ký
Chủ tịch nước Việt Nam vừa có tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Chính phủ cũng đề xuất phê chuẩn Văn kiện ngay tại kỳ họp thứ 7 để Việt Nam trở thành 1 trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư.
Việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP mang lại lợi ích trên nhiều phương diện, từ góc độ song phương đến đa phương, cũng giúp nâng tầm CPTPP từ một hiệp định trong khuôn khổ khu vực thành hiệp định mang tính toàn cầu.

Nhiều lợi ích khi Vương quốc Anh vào CPTPP

Theo báo Nhân dân, sáng 8/6, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trình bày tóm tắt Tờ trình về việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Theo bà Võ Thị Ánh Xuân, xét từ góc độ song phương, Việt Nam và Vương quốc Anh đã có quan hệ FTA song phương. Việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực này; đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ song phương với Vương quốc Anh.
Đặc biệt, việc Vương quốc Anh công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở để Việt Nam tiếp tục vận động các nước khác, trong đó có Mỹ, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Xét từ góc độ đa phương, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp kết nối khu vực châu Á-Thái Bình Dương, châu Mỹ với châu Âu, qua đó nâng tầm CPTPP từ một hiệp định trong khuôn khổ khu vực thành hiệp định mang tính toàn cầu, đóng vào sự phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
London - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2023
Anh cảm ơn Việt Nam giúp gia nhập CPTPP
Xét về tác động kinh tế, việc Vương quốc Anh tham gia vào hiệp định sẽ giúp quảng bá và thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập FTA khu vực này, từ đó mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam, cũng như làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ trước tới nay, Vương quốc Anh luôn nằm trong nhóm những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Các kết quả đàm phán mà Việt Nam đã đạt được sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại-đầu tư của Việt Nam với Vương quốc Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam tiếp cận thị trường này với quy mô kim ngạch nhập khẩu thường niên lớn.
Đặc biệt, thực tế cho thấy các ngành mà Vương quốc Anh có thế mạnh xuất khẩu như máy móc, thiết bị công nghệ cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng đều không cạnh tranh mà có tính bổ trợ cho các ngành thế mạnh của Việt Nam.
Chính vì vậy, việc Vương quốc Anh vào CPTPP sẽ không làm phát sinh sự cạnh tranh đáng kể về công ăn việc làm, mà còn giúp phát triển thị trường lao động và gia tăng việc làm trong các lĩnh vực tương ứng tại Việt Nam.

Tạo sức ép cạnh tranh lành mạnh

Theo Phó Chủ tịch nước, Vương quốc Anh là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới về tiêu chuẩn hàng hóa lưu hành nội địa. Do đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này vẫn gặp thách thức về đạt tiêu chuẩn lưu hành nội địa.
Việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Vương quốc Anh ít nhiều cũng tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.
“Tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp”, - bà Võ Thị Anh Xuân đánh giá.
Các thành phố trên thế giới. London - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2023
Anh thành công gia nhập CPTPP với sự giúp sức của Việt Nam
Phó Chủ tịch nước cho biết, Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại kỳ họp thứ 7 để Việt Nam trở thành 1 trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư. Cho đến nay, đã có 3 thành viên CPTPP thông báo đã hoàn tất thủ tục trong nước là Singapore, Nhật Bản và Chile.
"Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ với các nội dung nêu trên, căn cứ Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chủ tịch nước trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15", - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu.

Ủy ban Đối ngoại nhất trí đề xuất phê chuẩn

Phát biểu thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà cho rằng, việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện cho thấy sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương với Vương quốc Anh nói riêng và giữa CPTPP với Vương Quốc Anh nói chung.
Điều này đồng thời cũng góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
“Ủy ban Đối ngoại nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV”, - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết.
Theo đó, Ủy ban Đối ngoại cơ bản nhất trí với dự thảo kế hoạch đã được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, Ủy ban đánh giá một số nội dung của kế hoạch còn chưa chặt chẽ về lộ trình triển khai.
Từ đó, Ủy ban Đối ngoại đề nghị Chính phủ chỉnh sửa kế hoạch, xác định cụ thể thời gian hoàn thành các nội dung công việc về xây dựng pháp luật, thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực;
Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về biểu thuế CPTPP và rà soát, nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành hoặc ra văn bản pháp luật mới hướng dẫn thực thi các cam kết của Văn kiện, trong đó có cam kết về mua sắm chính phủ và dịch vụ - đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh và Quốc vụ khanh về chính sách thương mại của Bộ Thương mại quốc tế Anh Greg Hands. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2023
Nước Anh hậu Brexit muốn thông qua Việt Nam để sớm gia nhập CPTPP
Ông Vũ Hải Hà cũng lưu ý, có ý kiến đề nghị lấy ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao về việc rà soát sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thực hiện cam kết về nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh, nhằm đảm bảo chặt chẽ và thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện sau khi Văn kiện được Quốc hội phê chuẩn.

Vương quốc Anh xin gia nhập CPTPP

Trước đó, vào ngày 1/2/2021, Vương quốc Anh đã chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP. Quá trình đàm phán gia nhập giữa Vương quốc Anh và các nước CPTPP đã được tiến hành trên cơ sở này.
Về cơ bản, đàm phán gia nhập CPTPP là đàm phán một chiều, trong đó Vương quốc Anh đã đưa ra nhiều cam kết mở cửa thị trường mới và chấp nhận toàn bộ các cam kết hiện có trong CPTPP.
Ngày 16/6/2023, theo ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Công thương cùng với Bộ trưởng các nước thành viên CPTPP và Vương quốc Anh đã chính thức ký Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, đưa nước này trở thành thành viên ký kết thứ 12 của Hiệp định.
Văn kiện gia nhập bao gồm 2 phần chính là Nghị định thư gia nhập và các Phụ lục; Thư của Vương quốc Anh và các thư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Tương tự như 10 thành viên CPTPP, Việt Nam đã tiếp tục ký với Vương quốc Anh 5 thư song phương về lao động – công đoàn, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ và dịch vụ tài chính, với cùng nội dung như các thư đã ký trước đây.
Сontainer ở cảng Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
Lý do Trung Quốc muốn vào CPTPP lúc này và ảnh hưởng đến Việt Nam
Chưa hết, Việt Nam và Vương quốc Anh còn ký Thư song phương về mua sắm của Chính phủ, thời gian ân hạn trong sở hữu trí tuệ và cấp phép đầu tư trên cơ sở bảo đảm sự có đi có lại và cân bằng nghĩa vụ giữa 2 bên.
Đặc biệt, Vương quốc Anh đã ký Thư gửi Việt Nam xác nhận các ngành đang hoạt động tại Việt Nam được coi là hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
"Trên cơ sở đó, Vương quốc Anh sẽ không áp dụng Điều 14.1(b) trong Quy định Phòng vệ thương mại năm 2019 của nước này đối với hàng nhập khẩu tại Việt Nam", - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho hay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала