Không bổ sung thẩm quyền cảnh vệ cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnUBTV Quốc hội cho ý kiến về Luật Cảnh vệ và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
UBTV Quốc hội cho ý kiến về Luật Cảnh vệ và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2024
Đăng ký
Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị Thường vụ Quốc hội không bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Quốc phòng khi quyết định áp dụng cảnh vệ với trường hợp không thuộc diện.
Ủy ban Quốc phòng - An ninh lý giải, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác cảnh vệ. Do đó, không cần thiết bổ sung thẩm quyền cho Bộ Quốc phòng.

Không bổ sung thẩm quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng về áp dụng cảnh vệ

Chiều 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Cảnh vệ sửa đổi (dự kiến được Quốc hội thông qua ngày 27/6).
Nội dung dự án luật cho biết, trong trường hợp cấp thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, công tác đối ngoại, Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với trường hợp không thuộc diện cảnh vệ như trong luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới, bên cạnh Bộ trưởng Công an, một số đại biểu đề nghị bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Quốc phòng vào điều khoản này để đảm bảo đồng bộ.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhắc với tướng Đổng Quân về lập trường 4 không
Tuy nhiên, Luật Cảnh vệ hiện hành đã quy định, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về công tác cảnh vệ. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm.
"Việc áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng quy định của Luật Cảnh vệ đều thuộc trách nhiệm của Bộ Công an", báo Vnexpress dẫn lời ông Lê Tấn Tới.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành khác để thực hiện công tác cảnh vệ theo luật định.
Do đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị Thường vụ Quốc hội không bổ sung vào dự luật thẩm quyền của Bộ trưởng Quốc phòng khi quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc diện.

Các đại biểu đề nghị bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Quốc phòng

Trước đó, như Sputnik đã đưa tin, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Cảnh vệ sửa đổi chiều 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, đã đề nghị bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Quốc phòng vào điều khoản này. Trên thực tế, hiện sĩ quan quân đội cũng triển khai nhiều biện pháp cảnh vệ.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành cũng đồng tình đề xuất nhiệm vụ cảnh vệ thuộc thẩm quyền của cả công an và quân đội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Quốc phòng cũng phải áp dụng biện pháp cảnh vệ khác. Do đó, nếu bổ sung thẩm quyền cho Bộ trưởng Công an thì cũng cần cân nhắc thêm quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnUBTV Quốc hội cho ý kiến về Luật Cảnh vệ và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
UBTV Quốc hội cho ý kiến về Luật Cảnh vệ và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2024
UBTV Quốc hội cho ý kiến về Luật Cảnh vệ và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Báo cáo Tổng kết công tác cảnh vệ của Bộ Công an ghi nhận, từ tháng 7/2018 đến nay, Bộ trưởng Công an đã áp dụng biện pháp cảnh vệ với 56 trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ. Đây là nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc theo đề nghị của các bộ ngành, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Tại dự thảo Luật trình Quốc hội ở kỳ họp thứ 7, Chính phủ đã có đề xuất bổ sung người giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao vào diện được cảnh vệ.
Trong đó, Thường trực Ban Bí thư được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc; khi đi công tác bằng ôtô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết. Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, xe cảnh sát dẫn đoàn trong trường hợp cần thiết.
Dự thảo quy định rõ hơn và thu hẹp phạm vi được cảnh vệ với sự kiện đặc biệt quan trọng. Sự kiện này gồm các hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng tổ chức; hoặc đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương tổ chức.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала