Chuyên gia Hàn Quốc so sánh hệ thống an ninh do ông Putin đề xuất ở Á-Âu với OSCE

© POOL / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2024
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về thành lập hệ thống an ninh mới ở Á-Âu có thể được thực hiện dưới hình thức cơ chế tham vấn tương tự như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Đó là nhận xét của chuyên gia Jae Sung-hoon, Chủ nhiệm Bộ môn Nghiên cứu Nga tại Đại học Ngoại ngữ Hanguk (Hàn Quốc).

«Tôi nghĩ rằng cơ cấu mà Tổng thống Putin đề xuất không phải một liên minh quân sự như kiểu NATO hay CSTO, cũng không phải tổ chức về an ninh như SCO, mà là một cái gì đó gần gũi hơn với OSCE, tức là thỏa thuận an ninh và cơ chế tham vấn ở cấp độ thấp nhất», - chuyên gia nói rõ hơn.

Trước đó, phát biểu tại cuộc gặp ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga, Tổng thống Putin tuyên bố rằng đã đến lúc thảo luận về đảm bảo an ninh tập thể ở Á-Âu và hạn chế sự hiện diện của những lực lượng quân sự bên ngoài khu vực. Nga quan tâm đến việc phát triển nghiêm túc cuộc đối thoại tại Liên Hợp Quốc để tạo lập một hệ thống an ninh không thể chia cắt, ông Putin nói thêm.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2022
Ông Lavrov cho rằng phương Tây đã biến OSCE thành đấu trường tuyên truyền
Chuyên gia Hàn Quốc cho rằng Liên bang Nga coi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể là những cơ cấu chưa đủ mạnh để chống lại cấu trúc an ninh mới do tập thể phương Tây xây dựng, bao gồm kết hợp khả năng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và các đồng minh của Mỹ với các đối tác Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
“Sẽ không có nhiều nước muốn tham gia liên minh quân sự do Nga dẫn đầu. Vì vậy, cần có phương thức liên kết dù chỉ là ở mức độ tương tác thấp những nước cho rằng mối đe dọa an ninh từ phương Tây vi phạm an ninh của chính họ. và an ninh của toàn bộ lục địa Á-Âu. Và trên cơ sở này, có thể tập hợp SCO, CSTO, BRICS và các nước khác ở Nam bán cầu”, - chuyên gia nói.
Ông Jae Sung-hoon nhấn mạnh rằng ý tưởng đảm bảo an ninh Á-Âu của chính các nước Á-Âu sẽ rất hấp dẫn, nhưng sự tham gia đồng thời của Trung Quốc và Ấn Độ vào đó sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của sáng kiến. Chuyên gia cũng lưu ý khả năng Bắc Triều Tiên tham gia hiệp hội này, dù rằng theo quan điểm của ông, vấn đề hạt nhân chưa được giải quyết có thể là trở ngại cho việc Bình Nhưỡng tham gia đầy đủ vào cơ chế mới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала