Việt-Trung sẽ bắt tay làm đường sắt?

© Ảnh : Dương Văn Giang - TTXVNThủ tướng dự hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông
Thủ tướng dự hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hội nghị có sự tham dự của gần 500 đại biểu và doanh nghiệp hai nước, trong đó có gần 30 doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước về lĩnh vực hạ tầng giao thông của Trung Quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh nhắc đến câu "muốn làm giàu, trước tiên hãy làm đường", để nói về định hướng xây dựng một hệ thống giao thông an toàn, bền vững. Ông Thanh nhấn mạnh Trung Quốc coi phát triển hạ tầng là hướng ưu tiên, đồng thời khẳng định nước này đang thúc đẩy hợp tác giao thông trên phạm vi toàn cầu và xem Việt Nam là đối tác quan trọng.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Tôn Vinh Khôn - Chủ tịch Tập đoàn toa xe Trung Quốc (CRCC) - cho rằng tương lai Việt Nam sẽ hình thành tuyến đường sắt cao tốc là trục chính Hà Nội - TP HCM và các tuyến đường sắt nhanh kết nối xung quanh trục này. Vì thế, CRCC muốn hợp tác, liên doanh với các đối tác Việt Nam để xây dựng, sản xuất thiết bị về đường sắt, phát huy chuỗi cung ứng.
Ông cho rằng hai nước có thể chọn hệ thống hoặc thiết bị thích hợp để xây dựng chuỗi cung ứng ngay tại Việt Nam. Việc này sẽ giúp Việt Nam hình thành ngành công nghiệp đường sắt. Ngoài ra, theo Chủ tịch CRCC, Việt Nam cần phát triển đường sắt kết hợp mục tiêu bền vững, nâng cao năng lực vận hành, bảo trì.
Một đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2024
Khi nào đường sắt liên vận Việt Nam đuổi kịp tốc độ phát triển kinh tế?
"Hợp tác cởi mở mới có thể chia sẻ cơ hội. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực đường sắt, năng lượng mới để tham mưu cho Việt Nam xây dựng hệ thống đường sắt hiện đại, góp phần xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai", ông Tôn Vinh Khôn nói.
Chia sẻ về hợp tác trong xây dựng hạ tầng chiến lược, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, nhu cầu vốn phát triển giao thông của Việt Nam rất lớn và đa dạng trên cả 5 lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông. Đây là thách thức đối với Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam, nhưng là cơ hội của các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam.
Về đường bộ, mạng lưới đường bộ cao tốc của Việt Nam được quy hoạch 41 tuyến, tổng chiều dài 9.014km với tổng vốn đầu tư khoảng 600.000 tỷ đồng, tương đương 471 tỷ nhân dân tệ. Nhu cầu huy động vốn từ doanh nghiệp tối thiểu cần đạt 360.000 tỷ đồng.
Về đường sắt, mạng lưới đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị của Hà Nội và TP.HCM được quy hoạch theo tổng nhu cầu vốn xấp xỉ 4,8 triệu tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng, bao gồm: Nâng cấp cải tạo 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài 2.440km; xây dựng 9 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài hơn 2.600 km, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.545km, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ dài trên 175km…
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông và Tín hiệu đường sắt quốc gia Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2024
Việt Nam và Trung Quốc hợp tác làm 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn
Bộ trưởng khẳng định, Bộ GTVT sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các dự án, khuyến khích liên doanh với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam để hợp tác đầu tư, xây dựng, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Việt Nam muốn hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, gồm tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Theo ông, 3 tuyến đường sắt này giúp Việt Nam kết nối với Trung Á, châu Âu qua Trung Quốc và giúp Trung Quốc kết nối với ASEAN qua Việt Nam. Các tuyến đường sắt này sẽ góp phần giúp hai nước Việt - Trung giảm chi phí logistics, hạ giá thành, tăng cạnh tranh của hàng hóa và tạo sinh kế, phát triển kinh tế - xã hội.
"Quan điểm của Việt Nam là tập trung làm 3 tuyến này với tinh thần 'không nóng vội, làm đến đâu chắc đến đó'. Nếu làm được việc này, chúng ta sẽ hoàn thiện khuôn khổ kết nối hợp tác 'hai hành lang, một vành đai' với Vành đai và con đường", ông nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Bắc Kinh hội kiến lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc
Về đường sắt đô thị, Việt Nam cũng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đầu tư theo hình thức PPP. Chính phủ dự kiến giao các cơ quan liên quan nghiên cứu sớm báo cáo, đề xuất Hiệp định liên Chính phủ về phối hợp, triển khai 3 dự án đường sắt phía Bắc, sau đó mở rộng các tuyến khác do nhu cầu rất lớn.
Ông cho biết Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu, huy động nguồn lực ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Trung Quốc cho vay vốn ưu đãi và chuyển giao công nghệ đường sắt, đào tạo nhân lực. Với các doanh nghiệp hai nước, ông cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác liên kết theo hình thức liên doanh thông qua đầu tư BOT, PPP với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ và cùng làm, cùng thắng"
"Chúng ta phải điều chỉnh cách làm, đổi mới tư duy, hoàn thiện quy hoạch, xây dựng đề án, dự án cụ thể nhằm đưa ra giải pháp tài chính, quản lý, huy động nguồn lực ngày càng có nhiều hơn công trình biểu tượng hai nước", ông nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала