Nga sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn đến “năng lượng tương lai”

© iStock.com / Md Maruf Hassan Nhà máy điện hạt nhân "Rooppur" tại Bangladesh
 Nhà máy điện hạt nhân Rooppur tại Bangladesh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đây là nhận định của TS. Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) khi trao đổi với Sputnik. Ông cho rằng, sự chuyển dịch từ điện than, LNG sang khí hydro và điện hạt nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng dịch chuyển năng lượng của Việt Nam dường như vẫn trong tâm thế “muộn còn hơn không”.

Tính toán thế nào?

Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tham vọng lớn nhất tại COP26, chiến lược phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam cam kết giảm 43,5% lượng khí thải vào năm 2030 và đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Mặt khác, trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, để tận dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến đất nước Đông Nam Á này để đặt trụ sở, nhà máy.
Làm sao để đảm bảo môi trường và đem lại lợi ích kinh tế, đây là bài toán Việt Nam vẫn đang đi tìm lời giải. Trong tiến trình chuyển đổi, để cam kết đi đúng theo lộ trình đến năm 2050 đề ra, theo TS. Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), Việt Nam sẽ phải tính đến điện hạt nhân và khí Hydro.

“Theo tôi hiểu, năng lượng sạch nhất hiện nay là năng lượng hạt nhân. Bởi nó không sinh ra khí thải nhà kính. Còn các loại khí khác đều sinh ra khí nhà kính ở mức độ khác nhau. Việt Nam cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Muốn đạt được kết quả này, từ năm 2030 các loại năng lượng sinh ra khí nhà kính phải giảm dần. Cụ thể, nhiệt điện phát bằng than (năng lượng chính của Việt Nam hiện nay) buộc phải giảm dần tới năm 2035-2040. Khi giảm điện than, phải có điện sạch thay thế. Việt Nam và một số nước đặt ra mục tiêu thay thế bằng khí và khí hóa lỏng LNG. Tuy nhiên, khí LNG vẫn sinh ra khí Carbonic CO2. Khí LNG chỉ giảm ô nhiễm bằng một nửa nhiệt điện than. Nên từ 2036 trở đi, các nhà máy phát điện bằng LNG bắt đầu phải giảm. Việt Nam sẽ phải tính toán thay thế khí LNG bằng khí khác, mà hiện nay chỉ có hai cách. Thứ nhất, thay bằng điện hạt nhân. Thứ hai, thay bằng khí hhdro”, TS. Ngô Đức Lâm chỉ ra.

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) nói thêm, xu hướng trên thế giới hiện nay vẫn đang tập trung vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi, không phải điện gió trong đất liền.
Khí hydro xanh được sản xuất bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng điện phân - tách các phân tử nước thành hydro, hóa lỏng và đưa vào đất liền, để thay thế nhiên liệu hóa thạch, phục vụ cho sản xuất, lưu trữ điện, công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất phân bón, hóa chất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga Rosatom Alexey Likhachev - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Việt Nam xem năng lượng hạt nhân như một giải pháp giảm phát thải
Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực điện gió và điện mặt trời, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Đồng thời, lợi thế của Việt Nam là có bờ biển dài, nằm trên các tuyến hàng hải quốc tế và có nhiều cảng biển. Điều này tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài phát triển các dự án điện gió ngoài khơi cùng các dự án hydro xanh.
“Cần tập trung vào điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân, bởi Việt Nam đang rất cần khí hydro và điện hạt nhân thay thế khí LNG và điện than. <...> Việc chuyển dịch năng lượng này là cực kỳ cần thiết. Cơ sở vật chất phục vụ tiến trình này đáng ra cần phải đi trước một bước. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng dịch chuyển năng lượng của Việt Nam dường như vẫn trong tâm thế “muộn còn hơn không”. Thời điểm này cần phải rất nỗ lực mới có thể kịp đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2025”, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) nhấn mạnh lần nữa.

Nga giúp đỡ đến cùng

Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại trụ sở chính phủ chiều 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hợp tác dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng của hợp tác kinh tế Nga - Việt.
Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác sang lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch và tái tạo, như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), điện gió ngoài khơi, nhằm đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Ông Putin nói về hợp tác với Việt Nam trong năng lượng tái tạo
Cùng với Việt Nam, Nga cũng rất coi trọng nỗ lực chống biến đổi khí hậu và lĩnh vực chuyển đổi năng lượng sạch. Trước đó, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko khẳng định, Nga luôn sẵn sàng đồng hành hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch và khử cacbon cho nền kinh tế. Bằng việc, cung cấp cho Việt Nam những công nghệ hiện đại nhất, tin cậy và ổn định trong lĩnh vực điện sạch, trước hết là điện hạt nhân. Bởi Nga là một trong những nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Nhiều nước châu Á đã chọn Nga làm đối tác để thay thế các nguồn năng lượng truyền thống, chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Đặc biệt, trong chuyến thăm cách đây vài tuần của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông có nhắc đến các dự án chiến lược trong hợp tác năng lượng. Trong đó, có dự án chung xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong (tỉnh Bình Thuận) với công suất 1.000 MW. Dự kiến, giai đoạn đầu (công suất 600 MW) sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2026 và giai đoạn hai (công suất 400 MW) vào năm 2030.
“Nga tạo điều kiện cho Việt Nam là điều đáng mừng, nhằm giải quyết năng lượng tương lai cho Việt Nam. Nếu Việt Nam tập trung vào hai mảng năng lượng sạch này thì rất đáng hoan nghênh. Cần nhìn thực tế rằng, bây giờ không đặt ra thì mục tiêu giảm phát thải ròng tới năm 2035 - 2036 e là không kịp. Chưa bàn thì đã đến. Nếu năm 2035 thay thế hoàn toàn thì năm 2030 đã phải chuyển đổi”, TS. Lâm chia sẻ.
Theo Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 được Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam công bố ngày 20/6 chỉ ra, những thách thức chuyển dịch năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đó là sự chưa hoàn toàn sẵn sàng chuyển dịch năng lượng cả ở hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế. Nhận định với Sputnik, TS. Ngô Đức Lâm cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

“Việt Nam năm 2018 đáng ra đã phải thực hiện dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, do vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt về vấn đề an toàn điện hạt nhân. Làm sao để đảm bảo không xảy ra sự cố hạt nhân là điều cực khó. Từ việc đào tạo nhân sự để vận hành an toàn đến việc quản lý nhà máy điện, di dời khu dân cư,...quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương. Nếu bây giờ đặt vấn đề về điện hạt nhân thì ít nhất đến ngoài năm 2030 mới có thể triển khai được”.

Chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Việt Nam vừa rồi đã mở ra bước tiến mới trong hợp tác năng lượng hạt nhân giữa hai nước, khi triển khai Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân với lò phản ứng nghiên cứu mới công suất 10 MW.
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2024
Rosatom đề xuất để Việt Nam lựa chọn loại nhà máy điện hạt nhân dự kiến xây dựng
Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai một dự án về xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu công suất lớn . Có lẽ sẽ là một trong những giải pháp đột phá mà Việt Nam hướng tới, nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và đảm bảo lợi ích về phát triển kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала