Liệu Hoa Kỳ có công nhận kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường?

© iStock.com / Wara1982Đồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2024
Đăng ký
Tại sao Hà Nội hoãn cuộc gặp đại diện EU? Ai ủng hộ và ai phản đối việc trao quy chế thị trường cho nền kinh tế Việt Nam? Kênh Funan Techo của Campuchia có đe dọa an ninh Việt Nam? Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam ảnh hưởng hay chăng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước này?
Bạn đọc sẽ tìm thấy giải đáp cho những câu hỏi này và những vấn đề khác nữa trong bài tổng quan truyền thống của chúng tôi “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, điểm qua những nội dung nổi bật mà truyền thông Nga và nước ngoài viết tuần qua về chính sách đối nội và đối ngoại, an ninh, kinh tế, lịch sử, văn hóa của Việt Nam và du lịch.

Cuộc gặp bị hoãn lại

Có vẻ Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chọc giận Liên minh châu Âu khi thông báo rằng cuộc gặp đã lên lịch trong tuần tới với quan chức hàng đầu của EU về vấn đề thực thi lệnh trừng phạt chống Nga cần hoãn lại đến tháng 7, trước chuyến thăm có thể của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Hà Nội, như Reuters đưa tin. Tổng thống Nga đã nhận lời mời của phía Việt Nam còn thời điểm cụ thể tiến hành chuyến thăm sẽ được xác định sau khi ông Putin nhậm chức vào ngày 7 tháng 5. Được biết, nhiệm vụ của đại diện EU O'Sullivan là kiểm tra xem các nước tuân thủ lệnh cấm của EU về cung cấp hàng hóa lưỡng dụng sang Nga như thế nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2024
Điện Kremlin: Ngày cụ thể cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga vẫn đang thống nhất

Đất liền hay biển đảo?

Tờ The Diplomat đăng bài phân tích về an ninh của Việt Nam. Tác giả cho rằng, với tư cách là một quốc gia lục địa định hướng hàng hải, Việt Nam cần tập trung vào cả lĩnh vực an ninh đất liền và hàng hải để đảm bảo phát triển kinh tế của mình trong tương lai. Câu hỏi thực tế bao hàm ở chỗ, tính đến bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, làm thế nào đất nước này có thể cân bằng đầu tư quốc phòng giữa biên giới lục địa phía tây và biên giới biển phía đông?
Trong một bài viết khác của cùng ấn phẩm The Diplomat bác bỏ luận điểm cho rằng kênh đào Funan Techo mà Campuchia đang xây dựng bằng tiền của Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa công nghiệp giữa Phnom Penh và cảng Sihanoukville và giảm độ lệ thuộc kinh tế vào Việt Nam, có thể được sử dụng vào mục đích quân sự và là hiện thân mối nguy hiểm đối với Việt Nam.

«Lò nóng» không cản trở đầu tư

Tờ Asia Times tiếp tục thảo luận về những diễn biến nổi bật mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam và tác động đối với ổn định chính trị trong nước cũng như kỳ vọng của các nhà đầu tư. Ấn phẩm này cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài nằm trong số những người được hưởng lợi từ chi phí thấp khi tiến hành kinh doanh, các quy trình quan liêu đã được chấn chỉnh tối ưu hoá và sự tan rã từ gốc rễ các nhóm lợi ích cố hữu, thường chạy theo quyền lợi tham nhũng. Nền kinh tế năng động của Việt Nam đã trong hơn hai thập kỷ nay tiến trên con đường tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu nội địa mạnh bền vững và sản xuất định hướng xuất khẩu. Phân tích gần đây cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng nhìn chung giúp nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực công, mà sáng kiến ​​chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản cả trong và ngoài nước và hầu như không ảnh hưởng gì đến cam kết tự do hóa cải cách của Việt Nam, bởi Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường vốn tư bản và khối ngân hàng. Nỗ lực chống tham nhũng đầy tham vọng của Việt Nam về đấu tranh với tham nhũng đã dẫn đến những cuộc từ chức ở lãnh đạo cấp cao nhất, cấp xung lực thúc đẩy đổi mới trong đội ngũ quan chức của Đảng và cuối cùng củng cố niềm tin vào Đảng và cộng đồng doanh nghiệp rộng lớn hơn của Việt Nam.
Phối cảnh căn hộ chung cư, TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2024
Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài
Minh chứng khẳng định điều này là những dữ liệu được Asia Property Awards trích dẫn, rằng tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay đạt xấp xỉ 6,28 tỷ USD, mức cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua.
Còn Bloomberg cho rằng do hệ quả của chiến dịch «Đốt lò», việc mua sắm của Chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng đã phần nào đình trệ. Các quan chức quá hoảng sợ không dám đưa ra bất kỳ quyết định nào vì e ngại gây bê bối xì-căng-đan và bị trừng phạt. Vì thế mà miền Bắc thắng cuộc, miền Nam bị bỏ lại sau. Có một thực tế là các nhà sản xuất toàn cầu đang mở nhà máy không xa Hà Nội do chi phí cơ sở hạ tầng và vị trí gần gũi với Trung Hoa đại lục.

Ai ngán thị trường Việt Nam?

Tin tức kinh tế chính liên quan đến Việt Nam là cuộc tranh luận ở Hoa Kỳ về việc có nên nâng cấp trạng thái kinh tế phi thị trường của Việt Nam lên quy chế kinh tế thị trường hay không. Như Vietnam Briefing giải thích, điều này sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cao đối với hàng Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Việc nâng tầm quy chế đang được Bộ Công Thương Hoa Kỳ ủng hộ, nêu bật những thành công của Việt Nam trong các lĩnh vực như khả năng chuyển đổi tiền tệ, quyền lao động và mở cửa dành cho đầu tư nước ngoài. Phái phản biện của họ là các nhà sản xuất thép và tập đoàn nông nghiệp của Hoa Kỳ, cụ thể là các nhà xuất khẩu tôm, thì lo ngại tác động tiềm tàng đối với ngành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ vốn đang phải vật lộn với sự cạnh tranh từ hàng Việt Nam nhập khẩu.
Cũng chiếm chỗ nổi bật trong cuộc tranh luận là mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc của Việt Nam với Trung Quốc. Quá trình xem xét kiểm tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cần hoàn tất vào cuối tháng 7 năm nay và vào thời điểm đó sẽ thông qua quyết định.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Việt Nam tiếp tục vận động Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường
Bài đăng trên Fresh Plaza kể về phương pháp trồng trái cây thông minh ở Việt Nam giúp giảm thiểu việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn tăng thời hạn bảo quản, cho phép tránh được sự chê trách từ các nhà nhập khẩu châu Âu đối với sản phẩm bưởi và thanh long của Việt Nam.
Ấn phẩm Thái Lan The Nation thông báo rằng Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh vị trí thứ hai với tư cách là nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới trong năm nay, trong khi Ấn Độ mặc dù vẫn ở vị trí thứ nhất lại vấp phải sự sa sút vì ​​xuất khẩu gạo giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước do ban hành những hạn chế.

Ký ức chiến tranh, điện ảnh và Cầu Nhật Bản

France24 có bài kể chuyện ba cựu chiến binh Pháp 90 tuổi từng tham gia Chiến tranh Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Trận Điện Biên Phủ, theo lời mời của phía Việt Nam, ba cựu chiến binh cao niên này đã đến thăm chiến trường xưa, địa điểm diễn ra trận chiến đẫm máu 70 năm trước. Các cựu chiến binh Pháp xúc động chia sẻ những trải nghiệm và ấn tượng của họ về sự đón tiếp nồng nhiệt của người Việt Nam. Điều này thể hiện mong muốn của Việt Nam khép lại những trang lịch sử bi thảm và chung sống hòa hảo với tất cả.
Variety giới thiệu hãng phim hàng đầu Việt Nam Skyline Media đang chuẩn bị bán phim tại Cannes, phân phối thành công phim tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Mục tiêu chiến lược của công ty là mở rộng doanh số bán hàng sang Châu Mỹ Latinh, SNG và Châu Á.
Lính dù Pháp đổ bộ từ máy bay C-119 trong trận Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2024
Vì sao người Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ?
Trong khi đó Breaking Travel News thông báo rằng Việt Nam thu hút 12,6 triệu khách du lịch nước ngoài vào năm 2023, tăng từ 3,6 triệu vào năm 2022. Các nhà phân tích dự đoán rằng năm nay đất nước có cơ hội đạt tất cả các chỉ số của năm 2019. Ấn phẩm giới thiệu khu nghỉ dưỡng tiện nghi mới Wafaifo Resort Hoi An, mà điểm nổi bật sẽ là bản sao chính xác của cây Cầu Nhật Bản ở Hội An và đài phun nước nhảy múa theo giai điệu nhạc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала