Phát biểu đáng chú ý của Bộ trưởng Tô Lâm tại Quốc hội

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Đăng ký
Phát biểu trước Quốc hội hôm nay về dự thảo Luật mới, Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý, nhiều vụ án tội phạm sử dụng dao có tính sát thương cao, gây án với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.
Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phù hợp với thực tiễn.

Vì sao phải quy định dao là vũ khí sát thương cao?

Chiều 20/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Thừa uỷ quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo luật gồm 8 chương, 74 điều liên quan đến việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Đối với khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dự thảo luật bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.
Dự thảo nêu định nghĩa dao sắc hoặc nhọn có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm hoặc được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao.
Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao phải khai báo về số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, tên cơ sở sản xuất với công an xã, phường, thị trấn sở tại.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2024
Đại tướng Tô Lâm sẽ vừa làm Chủ tịch nước, vừa kiêm Bộ trưởng Công an?
Đề xuất này, theo Bộ Công an, sẽ nhằm quản lý chặt chẽ, không để tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.
Dự thảo luật cũng quy định vũ khí thô sơ khi sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người trái pháp luật là vũ khí quân dụng.
Tờ trình nhấn mạnh, khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định luật hiện hành (2017 – PV) đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Theo thống kê, thực tế trong 5 năm, toàn quốc đã phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án.
Trong đó, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao làm công cụ, phương tiện gây án chiếm tỷ lệ rất cao, phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng (chiếm 94,5% tổng số vụ, 92,8% tổng số đối tượng).
“Tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án đang diễn biến rất phức tạp”, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết.
Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ qua biên giới Việt Nam - Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2024
Soi hành lý của tiếp viên, tổ bay và hợp tác với Interpol để chặn buôn lậu vàng
Riêng đối tượng sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ cao, phát hiện 16.841 vụ, bắt giữ 26.472 đối tượng (chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng).
“Nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, dao nhọn, dao sắc nhọn có tính sát thương rất cao, gây án với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân”, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Ở góc độ của Bộ Công an, theo Bộ trưởng Tô Lâm, thực tế điều tra các vụ án cho thấy, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác như: Giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong luật hiện hành không quy định dao là vũ khí.
Do đó, các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế, dao và công cụ, phương tiện tương tự vũ khí thô sơ nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự.
“Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để bảo đảm phù hợp với thực tiễn”, lãnh đạo Bộ Công an nêu rõ.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2024
Bắt quả tang 4 đối tượng buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam

Ý kiến của cơ quan thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, đa số thành viên uỷ ban nhất trí sự cần thiết sửa đổi luật, qua đó, khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc thời gian qua.
Tuy nhiên, theo ông Tới, cũng có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát 4 nhóm chính sách quy định về khái niệm; quản lý hoạt động kinh doanh, xuất, nhập khẩu các loại dao và công cụ hỗ trợ khác có tính sát thương cao; cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam; khai báo vũ khí thô sơ là dao có tính sát thương cao để bảo đảm tính khả thi của các chính sách.
Về giải thích từ ngữ, đa số ý kiến thành viên cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với các khái niệm về vũ khí vì cơ bản phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Có ý kiến cho rằng, một số quy định có sự trùng lặp và không thống nhất về nội hàm khái niệm, việc giải thích từ ngữ gắn với tiêu chí “mục đích sử dụng” dẫn đến khó phân biệt rạch ròi giữa các loại vũ khí, gây khó khăn cho công tác quản lý, nhất là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí khi phải chứng minh mục đích sử dụng vũ khí của người vi phạm.
Về quy định “dao có tính sát thương cao”, theo Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN, có ý kiến cho rằng chưa bao quát hết các loại công cụ tương tự (chông, mìn, bẫy...) có nguy cơ gây sát thương, sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm khi sử dụng trái mục đích; đồng thời quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng sẽ không thống nhất với một số quy định của pháp luật hiện hành quy định về vũ khí.
cô gái khóc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2024
Nghi án mạng do trầm cảm ở chung cư Sala: Công an điều tra 2 cái chết bất thường
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu quy định bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất.
Về khai báo vũ khí thô sơ (Điều 32), ông Tới cho biết, đa số ý kiến thành viên Uỷ ban QPAN tán thành quy định của dự thảo Luật nhằm tăng cường quản lý vũ khí thô sơ, tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng các loại vũ khí này; tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định khai báo vũ khí thô sơ phải bảo đảm linh hoạt và phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, điều kiện sản xuất, lao động, sinh hoạt của người dân.
Mặt khác, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ phạm vi vũ khí thô sơ cần được khai báo; ý kiến khác đề nghị quy định việc kê khai vũ khí thô sơ dùng làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo thực hiện theo Luật Di sản văn hóa; có ý kiến đề nghị quy định khai báo loại vũ khí thô sơ (cung nỏ, giáo mác... của đồng bào dân tộc thiểu số) được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала