Đã rõ dần “êkip lãnh đạo chủ chốt” của Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Đăng ký
Các biến động nhân sự lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội của Việt Nam, theo chuyên gia, là có biến động cục bộ nhưng tổng thể hệ thống chính trị vẫn ổn định.
Theo GS.TSKH. Phan Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định với báo Pháp luật TPHCM, với việc kiện toàn nhân sự đang diễn ra như thế này thì có thể thấy ê-kíp lãnh đạo mới đang dần thành hình.

Biến động nhân sự chưa có tiền lệ nhưng chính trị Việt Nam vẫn ổn định

Sáng 20/5, Quốc hội (QH) đã khai mạc kỳ họp thứ 7, trong đó xem xét các nội dung nhân sự là bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước.
Đây là diễn biến tiếp theo trong loạt biến động nhân sự cấp cao từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay tại Việt Nam.
GS.TSKH. Phan Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã bình luận với báo Pháp luật TP.HCM về các biến động nhân sự gần đây của đất nước.
Đại tướng Tô Lâm trao đổi với Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc Trần Văn Thanh bên lề Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an để bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước
Cụ thể, theo ông Phan Xuân Sơn, sự ổn định của hệ thống chính trị cần được đánh giá qua những điểm chính như sau:
“Thứ nhất, Đảng lãnh đạo và cầm quyền thì phải xem Cương lĩnh, đường lối, chính sách lớn của Đảng có gì thay đổi không? Cán bộ là then chốt của then chốt thì hệ thống các quy định liên quan thế nào? Rõ ràng là không có điều chỉnh gì cả, thậm chí còn hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn, thực thi nghiêm túc hơn”, - ông Sơn nói.
Thứ hai là liệu tổ chức bộ máy nhà nước có bị xáo trộn không, thể chế kinh tế có thay đổi không. Trên thực tế, tất cả vẫn đang hoàn thiện, tập trọng vào cải cách hành chính, chuyển đổi số, cải cách tiền lương khu vực công. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung, khắc phục các bất cập trong hệ thống pháp luật.
Thứ ba là tình hình an ninh, quốc phòng, đối ngoại diễn ra thế nào. Theo ông Sơn, những vấn đề này đều đang rất tốt. Trong nước, kỷ luật kỷ cương lĩnh vực được tăng cường. Bên ngoài, môi trường quốc tế dù còn nhiều thách thức nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
Thứ tư, việc ổn định cần được xem xét, đánh giá dự trên kết quả phát triển kinh tế - xã hội. Dù vẫn còn nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị, xung đột xảy ra nhiều nơi, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức khá.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Nga Vladimir Kolokoltsev và Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm trao đổi về những vấn đề hợp tác thực thi pháp luật giữa Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Chiều nay bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước
“Cán bộ là then chốt của then chốt thì đương nhiên công tác xử lý cũng phải nghiêm túc. Càng cấp cao càng phải gương mẫu. Cho nên biến động vừa qua dù chưa có tiền lệ nhưng vẫn là cục bộ. Còn tổng thể, từ các yếu tố nêu trên mà đánh giá thì phải khẳng định chính trị nước ta tiếp tục ổn định với chất lượng cao hơn”, - GS. Phan Xuân Sơn nhấn mạnh.
Về ý kiến cho rằng, ổn định đồng nghĩa với việc không nên có những biến động nhân sự lớn, đặc biệt là ở lãnh đạo cấp cao, ông Sơn cho rằng đã đến lúc phải thay đổi tư duy này.
“Lâu nay có lên mà không có xuống, có vào mà không có ra thì ta cho đó là ổn định. Nếu có gì xảy ra thì cấp càng cao xử lý càng tế nhị, càng kín đáo”, - ông Sơn nói.
Chuyên gia đặt câu hỏi, liệu sự ổn định ấy có tốt không, hay lại “tích lũy những hệ lụy để rồi như mấy năm vừa rồi phải xử lý rất nhiều đồng chí, có người từng là nguyên ủy viên Bộ Chính trị”.
“Ổn định như thế là quan niệm cũ rồi. Ổn định như thế chỉ có lợi cho các nhóm lợi ích. Cứ hùn vào, “đầu tư” cho một ông nào đó, một dây nào đó là tha hồ chia chác mà không sợ gì cả. Kiểu như một doanh nghiệp cấp huyện như Phúc Sơn sau thời gian kiếm được bao nhiêu dự án trên cả nước, hay Thuận An mới mấy năm mà trúng thầu bao nhiêu dự án từ nguồn vốn phục hồi kinh tế hậu Covid-19”, - nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương dẫn chứng.
Từ đó, ông Sơn cho rằng, với thực tiễn những diễn biến chính trị vừa qua, công tác cán bộ trở nên “động” hơn, có lên có xuống, có vào có ra, ai vi phạm sẽ bị xử lý, bất kể là ai, đây là điều tốt.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Vì sao 100% ủng hộ ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội?
Theo ông, Việt Nam hiện đang đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Do đó, người dân, doanh nghiệp cũng phải thay đổi nhận thức, không thỏa hiệp với tiêu cực, không vì lợi ích ngắn hạn mà làm hỏng môi trường kinh doanh, phải cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường, trong khuôn khổ pháp luật.

“Có buồn, nhưng cũng phấn khởi”

Theo ông Sơn, với những diễn biến vừa qua, là người làm công tác nghiên cứu, ông hiểu thực tiễn chính trị Việt Nam hời gian qua vẫn tồn tại nhiều vấn đề.
Trong bộ máy, đâu đó vẫn có một số cán bộ, kể cả là cán bộ cấp cao hư hỏng, biến chất. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI cũng đã đánh giá vấn đề này và đến nay, sau 12 năm, biến động nhân sự vừa qua là minh chứng và cũng không quá bất ngờ.
“Cách nào đó mà nói thì cũng buồn. Cán bộ được bồi dưỡng, đào tạo, phát triển, có thể đóng góp tiếp mà phải dừng lại, phải bị xử lý! Còn một cách tổng thể, tự mình phải thấy phấn khởi”, - ông Sơn thừa nhận.
Chuyên gia dẫn chứng, trong bài viết Sửa đổi lối làm việc cách đây 77 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tứng nhấn mạnh:
“Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Ông Sơn cho biết, trong triết học Mác, để hiểu một sự vật thì phải làm cho nó bộc lộ hết thuộc tính ra. Trên thực tế, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa qua đã làm bộc lộ ra một số hạn chế.
Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Sáng nay Quốc hội khai mạc, tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Tuy nhiên, với những gì đã làm được, có thể khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam càng chống tham nhũng thì càng trong sạch, càng vững mạnh, nhân dân càng tin tưởng và đất nước càng phát triển.
“Tôi cảm nhận đến lúc này, quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta vẫn tiếp tục ở mức rất cao, không có gì suy suyển cả. Việc kiện toàn nhân sự Bộ Chính trị và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cho thấy điều đó”, - ông Sơn chia sẻ.

‘Ê-kíp lãnh đạo mới đang thành hình’

GS. Phan Xuân Sơn cho biết, trong thời gian qua, hệ thống các quy định của Đảng đã được bổ sung, hoàn thiện rất nhiều, đặc biệt là các quy định về kiểm soát quyền lực.
Phương pháp, phương thức, lề lối làm việc và đặc biệt là nhận thức trong hệ thống chính trị đang chuyển động theo đúng đường lối.
Về thực tiến, kinh tế trong nước cũng đang trên đà phục hồi tốt, môi trường quốc tế dù vẫn còn một số nơi cạnh tranh địa chính trị rất gay gắt nhưng nhìn chung vẫn thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.
“Với việc kiện toàn nhân sự đang diễn ra như thế này thì có thể thấy êkíp lãnh đạo mới đang dần thành hình. Đây là tín hiệu tích cực cho một giai đoạn ổn định, tiếp tục đổi mới và phát triển”, - chuyên gia chia sẻ.
Như Sputnik đã thông tin, theo chương trình kỳ họp, từ 16 giờ 30 chiều nay (21/5), Quốc hội sẽ thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước. Sáng 22/5, tân Chủ tịch nước sẽ được bầu và chính thức tuyên thệ nhậm chức.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2024
Đại tướng Tô Lâm sẽ vừa làm Chủ tịch nước, vừa kiêm Bộ trưởng Công an?
Tại Hội nghị lần thứ 9, Trung ương khóa XIII vừa diễn ra tuần trước đã thống nhất rất cao giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Sau khi kiện toàn chức danh Chủ tịch nước và trong trường hợp Đại tướng Tô Lâm được bầu và phê chuẩn giữ chức vụ này, các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam sẽ gồm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала