Ai sẽ là người thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quang HảiĐồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước
Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2024
Đăng ký
Đúng như dự đoán, sự kiện nổi bật về Việt Nam được truyền thông Nga và nước ngoài bàn luận trong tuần này là thông tin về việc Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước.
Sự kiện này đã được phân tích bởi nhiều ấn phẩm nghiêm túc. Đáng tiếc, cạnh tranh với thông tin này về tần suất xuất hiện trên báo chí và các cổng Internet là tin buồn về vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội vào rạng sáng 24/5 khiến 14 người tử vong, 6 người bị thương.
Ngoài ra, trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” chúng tôi sẽ đề cập đến các nội dung kinh tế, du lịch và quan hệ Nga-Việt.

Tân Chủ tịch nước cam kết kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng

Báo chí các nước đưa tin, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an đối với đại tướng Tô Lâm, thực hiện quy trình bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước. Các bài viết nêu bật vai trò trọng yếu của ông Tô Lâm trong chiến dịch “Đốt lò” do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Dưới sự điều hành của Đại tướng Tô Lâm ở cương vị Bộ trưởng, ngành công an trong những năm qua đã có nhiều thành tích xuất sắc, thực hiện nhiều cuộc điều tra nhằm vào các chính trị gia cấp cao. Phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Tô Lâm cam kết kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhiều bài báo cho rằng, những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo cao nhất của đất nước trong hơn một năm rưỡi qua cho thấy sự mất ổn định chính trị và đang gây lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, một trong những tờ báo nổi tiếng nhất thế giới - tờ New York Times - bác bỏ nhận định này: “Bất chấp tình hình bất ổn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không quay lưng với Việt Nam, quốc gia trong những năm gần đây đã nổi lên như một trung tâm sản xuất toàn cầu quan trọng. Việt Nam nổi lên như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc đối với các công ty đa quốc gia. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 đã tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước".
Theo Bloomberg, chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 13% trong năm nay, Việt Nam trở thành quốc gia có thành tích tốt nhất ở Đông Nam Á. Năm ngoái, Việt Nam đã thu hút 37 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ấn phẩm viết.
Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2024
Cuộc chiến chống tham nhũng, chống suy thoái và diễn biến hòa bình vẫn sẽ tiếp diễn
Việc bầu tân Chủ tịch nước và tân Chủ tịch Quốc hội đã khiến các chuyên gia bắt đầu phân tích các ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau năm 2026, thời điểm dự kiến ​​ông Nguyễn Phú Trọng sẽ rời chức vụ. Theo các nhà phân tích, vai trò “nguyên thủ quốc gia” của ông Tô Lâm đặt chính trị gia 66 tuổi này vào một vị thế rất mạnh mẽ. Trên trang Fulcrum, nhà khoa học chính trị nổi tiếng Lê Hồng Hiệp xem xét chi tiết bốn ứng viên tiềm năng kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là tân Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Phân tích cho thấy, không ai trong số bốn ứng cử viên tiềm năng có lợi thế rõ ràng và dứt khoát so với những người còn lại, khiến câu hỏi ai sẽ là người kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn đang lơ lửng, tác giả bài báo viết.

Kinh tế Việt Nam hướng tới đỉnh cao hơn so với dự báo của IMF

Eastasia Forum nêu lên vấn đề về thực trạng môi trường trong khi Việt Nam nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tác giả bài báo lập luận rằng, nếu không tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình từ phía các quan chức chính phủ và doanh nghiệp, việc quản lý không hiệu quả các vấn đề môi trường ở địa phương sẽ gây rủi ro cho tính hợp pháp của nhà nước trong tương lai. Còn Bloomberg cho biết về các biện pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại trong quý đầu tiên của năm nay do sự phục hồi không đồng đều trong xuất khẩu và hoạt động sản xuất. Việc bước ra khỏi bầu không khí chính trị không ổn định được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tâm trạng trong tương lai. Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 mức 6 - 6,5%, cao hơn mức 5,8% do IMF dự kiến.

Việt Nam được đánh giá là thiên đường du lịch golf

Tờ Nation của Thái Lan viết về sáng kiến của nước này thành lập khu vực thị thực (visa) chung theo kiểu khối cộng đồng châu Âu Schengen, để khách quốc tế xin visa một lần nhưng có thể đến được sáu nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Chính sách thị thực thống nhất sẽ giúp Việt Nam phát triển quan hệ du lịch với các nước láng giềng, đặc biệt là giải quyết tình trạng mất du khách nước ngoài do các rào cản thị thực hiện hành. Còn Travel Daily Media giới thiệu miền Trung Việt Nam như một thiên đường dành cho người chơi golf, nơi các câu lạc bộ golf làm hài lòng du khách với nhiều lựa chọn giải trí đẳng cấp thế giới, từ các khách sạn, nhà hàng và spa sang trọng đến các địa điểm lịch sử và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
Lễ khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Tập đoàn TH tại vùng Primorsky Krai - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Tập đoàn TH của Việt Nam tiến về vùng Viễn Đông với siêu dự án

Tin tức hợp tác Nga-Việt

News.ru dẫn ý kiến ​​của trang Japan Business Press của Nhật Bản cho rằng, lời mời Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam đối với chính sách đối ngoại của Nga. Cổng Văn hóa St. Petersburg đưa tin về Tuần Việt Nam diễn ra vào tháng 5 tại thủ đô phương Bắc của nước Nga. Một trong những truyền thống của hoạt động này là vào ngày 19 tháng 5 một trong những cây cầu đẹp nhất của St. Petersburg - cầu Ba Ngôi - được trang trí bằng hai màu vàng-đỏ, màu của quốc kỳ Việt Nam. Các sự kiện nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại thành phố này từ năm 2018.
Các công việc đang được hoàn thành để ký kết Thỏa thuận kết nghĩa giữa St. Petersburg và Hà Nội. Việt Nam sắp khai trương Tổng Lãnh sự quán tại St. Petersburg. Cổng thông tin nhắc nhở rằng, ở thành phố bên sông Neva có hai tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Viện Hồ Chí Minh duy nhất trên thế giới ngoài Việt Nam. Tiếng Việt đang được dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg và Trường Kinh tế Cao cấp, còn vào tháng 9, Đại học sư phạm Herzen sẽ được bổ sung vào danh sách này. Prima Media có trụ sở tại Vladivostok đưa tin rằng, vào ngày 21 tháng 5, Tập đoàn TH khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại làng Nikolo-Mikhailovka, quận Yakovlevsky, lãnh thổ Primorsky. Đây là dự án quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam tại vùng Viễn Đông của LB Nga. Còn Port News cho biết về những thành công của dịch vụ vận tải biển FESCO Vietnam Direct Line FVDL trong hai năm đã vận chuyển hơn 50 nghìn container giữa các cảng của Việt Nam và Vladivostok, chứa hàng hóa không chỉ từ Việt Nam mà còn từ các nước Đông Nam Á khác sau đó được vận chuyển bằng đường sắt xa hơn tới Nga và châu Âu. Và trang Moscow Changes thông báo rằng Ngân hàng Tinkoff bắt đầu thực hiện chuyển khoản về Việt Nam bằng VND.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала