EU và các nước giàu cam kết hỗ trợ Việt Nam 15 tỷ euro chuyển đổi năng lượng

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaBảo tàng Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2024
Đăng ký
Quan chức EU xác nhận, châu Âu và các nước G7 sẽ cùng nhau giúp Việt Nam đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050, đồng thời, cam kết hỗ trợ Việt Nam gói tài chính lên đến 15 tỷ euro chuyển đổi năng lượng xanh.
EU và các nước thành viên cũng cam kết cung cấp các khoản vay ưu đãi và trợ cấp để hỗ trợ kỹ thuật cho dự án thủy điện tích năng Bác Ái (Ninh Thuận) - dự án thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam.

Giúp Việt Nam đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Chiều 29/5, trong chuyến thăm và khảo sát thực tế tại Ninh Thuận, bà Myriam Ferran - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quan hệ đối tác quốc tế của Ủy ban châu Âu (EU) - đã có buổi trao đổi với báo chí về hợp tác giữa EU và Việt Nam trong việc triển khai chiến lược Cửa ngõ toàn cầu (Global Gateway) của EU.
Theo đó, việc ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy chuyển đổi xanh chiếm một trong số các vị trí trung tâm trong chiến lược Cửa ngõ toàn cầu của EU.
Do đó, EU và các nước G7 đã hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp Việt Nam đảm bảo thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tới năm 2050, hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả.
Thủ tướng tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2024
Ngân hàng Thế giới đề xuất cho Việt Nam vay thêm 11 tỷ USD
Trong cơ chế chuyển đổi năng lượng cân bằng nguồn vốn, EU dự kiến hỗ trợ Việt Nam lên đến 15 tỷ euro.
"Chúng tôi xác định tỉnh Ninh Thuận là tỉnh trọng điểm trong hợp tác của EU và Việt Nam, với các lĩnh vực có tác động đến biến đổi khí hậu cũng như chuyển đổi năng lượng và hướng tới nông nghiệp bền vững. Đó là một trong những lý do của chuyến công tác lần này của chúng tôi", báo Thanh niên dẫn lời bà Myriam Ferran.
Theo bà, thủy điện tích năng Bác Ái (Ninh Thuận) là dự án thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam, cũng là biểu tượng cho sự hợp tác về chuyển đổi xanh và năng lượng giữa EU và Việt Nam.
EU và các nước thành viên cam kết cung cấp các khoản vay ưu đãi và trợ cấp để hỗ trợ kỹ thuật cho dự án này. Dự án có công suất 1,2 GW, mang lại tác dụng tích cực về mặt sản xuất điện năng và nhiều phương diện khác.

EU hỗ trợ Việt Nam bằng các hiệp định tài chính

Sau chuyến thăm này, chính sách vẫn được cam kết, duy trì một cách lâu dài trong sự hợp tác giữa EU và Việt Nam, không chỉ những nội dung hiện tại mà còn nhiều nội dung phong phú đa dạng hơn nữa trong tương lai.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2024
Nhiều ông lớn tìm đến, Việt Nam nỗ lực “ngồi trên vai người khổng lồ”
Được biết, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội hiện đang thảo luận với các cơ quan bộ ngành Việt Nam tiến tới ký kết các hiệp định tài chính cho các dự án.
"Bốn hiệp định tài chính đang cần được ký kết triển khai, trong đó 2 hiệp định phải ký trước cuối năm 2024 và 2 hiệp định cần ký trước cuối năm 2025. Vì vậy, việc ký kết cần được đẩy nhanh, nếu không đáp ứng mốc thời gian này, chúng ta sẽ mất nguồn vốn tài trợ này", bà Myriam Ferran nói.
Về phần mình, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho rằng, với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa Ninh Thuận và Tổng cục Quan hệ đối tác quốc tế của EU, địa phương sẽ khai thác tốt tiềm năng, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đề nghị đoàn công tác xem xét hỗ trợ tỉnh trong một số lĩnh vực, như: phát triển năng lượng tái tạo thông qua hỗ trợ tài chính cho các dự án; hỗ trợ phát triển công nghệ năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình tỉnh; phát triển nhân lực lĩnh vực năng lượng; phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đào tạo nghề, đào tạo lao động cho địa phương.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала