BRICS có thể làm đô la suy yếu, nhân dân tệ và bầu cử Mỹ tác động lên đồng Việt Nam

© iStock.com / Richard DarkoĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Đăng ký
Theo báo cáo của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), sự suy yếu của đồng nhân dân tệ (Trung Quốc) và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới có thể sẽ là những áp lực bổ sung cho tỷ giá VND/USD.
Theo ACB ước tính, Ngân hàng Nhà nước được cho là đã bán ra khoảng 5,5 tỷ USD để can thiệp tỷ giá.
Theo Chứng khoán TPS, việc nhiều quốc gia gia nhập khối BRICS có thể góp phần làm cho đồng USD yếu hơn, kết hợp cùng với nhiều yếu tố thuận lợi khách làm hạ nhiệt tỷ giá.

NHNN hỗ trợ tỷ giá

Dữ liệu mới được Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cập nhật cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tốc độ bán USD để điều tiết thị trường.
Trong đó, theo tính toán của ACB, SBV đã bán ra 350 triệu USD trong phiên ngày 24/6 và 600 triệu USD trong phiên ngày hôm qua (25/6).
Luỹ kế từ cuối tháng 4 đến nay, theo ACB, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 5,5 tỷUSD ở vùng giá 25.450 VND/USD nhằm hỗ trợ thị trường. Theo quan sát và dự báo, con số này có thể tiếp tục tăng thêm trong những ngày giao dịch cuối tuần này.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2024
Tỷ giá, lãi suất biến động, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 4,1 tỷ USD
Đơn vị phân tích cho rằng, động thái bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước thực hiện từ ngày 19/4 tại thời điểm đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,9% so với đồng bạc xanh.
Những ngày qua, tỷ giá bán USD/VND tại các ngân hàng liên tiếp chạm trần là 25.470 VND/USD. Cạnhđó, tỷgiá trên thị trường tự do đã tiến sát mốc gần 26.000 đồng đổi lấy 1 USD.
Ngân hàng Á Châu đánh giá rằng, nhu cầu ngoại tệ trên thị trường gia tăng mạnh vào thời điểm cuối tháng 6 cùng với hiệu ứng tâm lý từ đà tăng của đồng USD trên thị trường thế giới khiến tỷ giá duy trì đà tăng rõ nét hơn sau khi tương đối ổn định hai tuần trước đó.
Ở báo cáo đã công bố, ACB cho hay, sự suy yếu của đồng nhân dân tệ (ANY) và bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới có thể sẽ là những áp lực bổ sung cho tỷ giá VND/USD.
Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, từ cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái giảm kỳ hạn phát hành tín phiếu từ 28 ngày xuống còn 14 ngày và giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25%.
Theo quan điểm của Maybank đánh giá thì việc Ngân hàng Nhà nước nhắm vào kỳ hạn ngắn hơn để đẩy đường cong lợi suất lên cao.
Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu can thiệp vào thị trường liên ngân hàng hồi giữa tháng 3/2024 và nâng lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28 ngày lên thành 4,25% từ mức 1,4%, lãi suất liên ngân hàng đã tăng lên 3% – 5% cho kỳ hạn qua đêm (O/N) đến 3 tháng. Điều này đã dẫn đến việc lãi suất tiền gửi tăng trung bình 40 bps, so với mức dự báo 100 bps của Maybank.
Trong khi các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam (nhóm Big 4) hiện vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi thì các ngân hàng khác ngoài Big 4 đã thực hiện tăng lãi suất lên thêm từ 0,1%- 1,7% ở các kỳ hạn khác nhau.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2024
Ngân hàng Nhà nước đưa giá vàng về 75,98 triệu đồng/lượng
Theo Maybank đánh giá, diễn biến dường như là chưa đủ để làm đồng Việt Nam hấp dẫn hơn.
Do đó, nhóm phân tích nhìn nhận, sẽ không ngạc nhiên nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện thêm 1 đợt tăng lãi suất thông qua các hoạt động thị trường mở (OMO) trong những tuần tới.

BRICS, bầu cử Mỹ và diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam với đô la Mỹ

Theo FIDT Research, hiện có một số biến số ngắn hạn ảnh hưởng mạnh đến chỉ số đồng đô la Mỹ như khác biệt trong chính sách tiền tệ khi Fed giữ nguyên lãi suất, trong khi ECB (đại diện đồng Euro), Ngân hàng Canada (BoC, đại diện Canada dollar), Ngân hàng Thụy Sĩ (đại diện CHF) giảm lãi suất trong kỳ họp gần nhất; (2) rủi ro chính trị khu vực châu Âu, gây áp lực đến Euro.
Ngoài ra, còn có yếu tố rủi ro toàn cầu liên quan đến xung đột Nga - Ukraina, Israel - Lebanon (Hezbollah); rủi ro liên quan “chiến tranh thương mại ” thời kỳ mới, liên quan Mỹ - Trung Quốc và châu Âu - Trung Quốc.
Cũng theo FIDT, sức mạnh đồng USD đang vượt trội hơn các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ như EUR, JPY, và CHF.
Đặc biệt, vấnđề áp lực tỷ giá trên thị trường ngoại hối toàn cầu đang xấu đi, khi đồng tiền JPY tiếp tục suy yếu về mức thấp nhất lịch sử (159 - 160, tiệm cận vùng can thiệp tiền tệ của Bộ Tài chính Nhật Bản).

“Áp lực này cũng gây tác động ngắn hạn lên tỷ giá VND/USD (và với mức phản ứng tức thời của đồng bạc xanh trên thị trường những ngày qua)”, theo FIDT.

Tuy vậy, đã có hàng loạt biện pháp được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai. Cạnhđó, theo FIDT, Ngân hàng Nhà nước đã quay trở lại bán USD nhằm phòng ngừa áp lực tỷ giá, tốc độ bán theođơn vị này ước tính là khoảng 500 triệu USD trong tuần từ 17/6-21/6.
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Nghị sĩ Mỹ gióng chuông cảnh báo về nguy cơ thế giới từ bỏ đồng USD
Áp lực tỷ giá VND/USD đang xấu đi nhưng chỉ trong ngắn hạn, chủ yếu từ xu hướng đồng bạc xanh tăng mạnh. Áp lực tỷ giá cũng ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố như các hoạt động phòng ngừa áp lực tỷ giá từ SBV như bán USD, tăng lãi suất OMO, điều tiết thanh khoản thắt chặt; dòng vốn FII ngắn hạn trên thị trường chứng khoán; ảnh hưởng đến kỳ vọng tỷ giá trung dài hạn…
Theo Chứng khoán TPS, nếu duy trì bối cảnh như hiện nay thì tỷ giá có thể tăng 5.3% tính từ đầu năm vào thời điểm cuối năm nay.
Tuy nhiên, nhóm phân tích giữ quan điểm về cuối năm, sẽ xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho tỷ giá như cán cân thương mại xuất siêu trở lại khi xuất khẩu tăng mạnh, Mỹ cắt giảm lãi suất và nhiều quốc gia gia nhập BRICS làm cho đồng USD yếu hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала