Việt Nam đứng đâu giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

© Fotolia / Zhz_akeyTrung Quốc đầu tư hàng tỷ đô la vào sự phát triển của châu Mỹ Latinh
Trung Quốc đầu tư hàng tỷ đô la vào sự phát triển của châu Mỹ Latinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Bình luận với Sputnik trước căng thẳng này, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến câu chuyện về chuỗi cung ứng bền vững.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã được Sputnik nhiều lần đề cập, trong đó có phân tích của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước về nội dung này.
Mới đây nhất, ngày 22/5, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết, việc tăng thuế mạnh với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc - bao gồm pin xe điện, chip máy tính và các sản phẩm y tế - sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới. Trong đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ duy trì các mức thuế do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt, đồng thời tăng một số loại thuế khác, điển hình như tăng gấp 4 lần thuế đối với xe điện lên mức hơn 100% và gấp đôi đối với chất bán dẫn lên mức 50%.
Trước kế hoạch hành động của ông Biden, Trung Quốc đã lên án và cam kết thực hiện "các biện pháp kiên quyết" để bảo vệ lợi ích của mình. Điều này cho thấy, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu leo thang.
Nhà lãnh đạo Nga đến Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2024
Khó khăn vẫn tồn tại trong quan hệ Trung Quốc và Mỹ, hợp tác với Nga vẫn còn dư địa để phát triển
Trong khi về phía Việt Nam, Mỹ đang cân nhắc việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường vào 26/7 tới. Với bối cảnh hiện nay, kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi gì và cần làm gì để tránh rủi ro khi cả hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác lớn nhất của Việt Nam.
Trong diễn tiến mới của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lần này, cùng Sputnik lắng nghe bình luận từ góc độ chính trị - đối ngoại của Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đại sứ Phạm Quang Vinh. Ông Vinh cũng từng có 7 năm làm Trưởng Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN - Việt Nam và đảm nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhiệm kỳ năm 2014 - 2018.
© Ảnh : Đại sứ Phạm Quang VinhNguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đại sứ Phạm Quang Vinh
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đại sứ Phạm Quang Vinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2024
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đại sứ Phạm Quang Vinh

Phản ứng của Việt Nam

Đánh giá về quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng rằng, quan hệ Mỹ - Trung có quan hệ phức tạp trong nhiều năm qua và những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng chung đến toàn khu vực ASEAN, không riêng gì Việt Nam.
Xét về quan hệ với hai nước, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với hai đối tác lớn là Mỹ và Trung Quốc. Trong đó thương mại được coi là một trụ cột quan trọng. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.
“Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và hai quốc gia Mỹ - Trung, Việt Nam có lợi ích rất cao để có mối quan hệ tốt. Bởi đây là hai nguồn cung, hai nguồn xuất khẩu lớn của Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất nhập khẩu. Quan hệ giữa Việt Nam với hai nước này càng tốt lên, càng bồi đắp cho điều kiện hợp tác tốt lên. Đặc biệt trong năm 2023 có hai chuyến thăm đến Việt Nam của hai nhà lãnh đạo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2023) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (9/2023). Trong việc làm sâu sắc hơn về mối quan hệ, hai nước đều nhấn mạnh đến lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Đây là động thái rất tốt và Việt Nam có thể làm được điều này trong bối cảnh Mỹ - Trung cạnh tranh nhau”, Đại sứ nêu bối cảnh.
Theo ông, Việt Nam có hai chính sách quan trọng trong chủ trương đối ngoại của mình, đều được đề cập trong Đại hội XIII và chính sách gần đây. Thứ nhất, là môi trường hòa bình - ổn định để có thể thúc đẩy phát triển. Thứ hai, khát vọng phát triển của Việt Nam ở mức độ cao hơn, chất lượng hơn, tầm nhìn hướng tới 2030 - 2045, đòi hỏi Việt Nam vừa phải phát triển trong nước, vừa phải hợp tác quốc tế.
Thủ tướng tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2024
Quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
Rõ ràng, Việt Nam rất cần hợp tác phát triển với các nước. Bởi thương mại, hợp tác quốc tế đóng góp lớn cho việc phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP của đất nước. Hơn nữa, hiện độ mở của nền kinh tế Việt Nam thông qua chỉ số giá kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đã đạt 190%.

“Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Trong chuỗi cung ứng và cán cân thương mại của Việt Nam rất cần đầu vào và đầu ra, mà Mỹ - Trung là hai đối tác chính. Đối với Việt Nam, quan trọng nhất cần giữ được cân đối giữa xuất và nhập khẩu tại các thị trường này. Hai nước này là đối tác tạo ra sự cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Để có sự ổn định và phát triển cần phải thúc đẩy quan hệ của hai đối tác. Câu chuyện về chuỗi cung ứng bền vững là hết sức quan trọng. Nếu đầu vào từ Trung Quốc không có thì đầu ra cũng không có. Nói vậy để thấy, môi trường hợp tác hòa bình ổn định, môi trường hợp tác phát triển và duy trì sự phát triển bền vững của các chuỗi cung ứng, đặc biệt với hai đối tác lớn như Mỹ và Trung Quốc”, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

Quản trị rủi ro, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng

Kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng, theo sát sự cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chuyên gia dự báo rằng, dòng vốn cũng sẽ dịch chuyển mạnh mẽ và Việt Nam có cơ hội để tiếp nhận làn sóng đầu tư mới, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, cơ hội này cũng đi kèm với rủi ro khi các mối quan hệ quốc tế và khu vực ngày càng phức tạp.
“Khi các nước có cạnh tranh nhau về mặt kinh tế, một mặt vừa thúc đẩy thương mại luân chuyển hàng hóa, luân chuyển dòng vốn hay luân chuyển công nghệ. Từ đó, tạo được sức cạnh tranh lớn hơn. Mặt khác, cũng có thể tạo ra sự đứt gãy về chuỗi cung ứng. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trong khu vực ASEAN cần ứng phó với câu chuyện về đánh thuế, về công nghệ... Trong ASEAN không ai là không muốn có các đối tác này. Dù có cạnh tranh song phải làm sao để quản trị tốt, nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng”, Đại sứ nhận định với Sputnik.
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và căng thẳng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Đã có những làn sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
ASEAN hưởng lợi lớn khi chuỗi cung ứng dịch chuyển do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Với chính sách độc lập - tự chủ - đa dạng hóa, đa phương hóa và làm bạn với các nước và duy trì chính sách không chọn bên, quốc phòng “4 Không”, Việt Nam còn tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương..., tạo cơ hội trở thành điểm đến cho vốn đầu tư quốc tế.
Ngoài ra, việc đồng hành cùng ASEAN trong việc nâng cao quan hệ với các nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và gần đây là Úc... giúp Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang các nền kinh tế hàng đầu này.

“Việt Nam cũng ủng hộ các nước chủ chốt của ASEAN tham gia gắn kết và hỗ trợ cho nỗ lực của ASEAN trong khu vực, trong đó có cả lĩnh vực về kinh tế. ASEAN cũng có vị thế đặc biệt trong việc thúc đẩy hợp tác kết nối giữa Việt Nam với các nước lớn. Điều này có lợi cho không chỉ các nước trong khu vực mà cho cả Việt Nam. Trong khu vực, có nhiều thỏa thuận và Hiệp định thương mại tự do. Bởi vậy, Việt Nam cần tranh thủ đẩy mạnh thực hiện những thỏa thuận thương mại tự do này. Hiện tại, Việt Nam cùng một số nước tham gia đàm phán với Mỹ về Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo đó có thể tạo được những thuận lợi mới hơn cho giao dịch về thương mại đầu tư. Đặc biệt, nếu Mỹ xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ làm giảm bớt rào cản trong thương mại giữa hai nước”, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ.

Trước thách thức phân cực về chính trị, phân mảnh về kinh tế ngày càng sâu sắc, rõ ràng Việt Nam càng cần chủ động, linh hoạt trong điều chỉnh chính sách để quản lý rủi ro xung quanh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, ứng phó kịp thời trước các chuyển dịch kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала