Việt Nam: Không có đấu đá nội bộ giành quyền lực như phản động xuyên tạc

© TTXVN - An Văn ĐăngPhó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Đăng ký
Công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam không phải là đấu đá nội bộ hay tranh giành quyền lực như các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc.
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực cũng nhấn mạnh việc kiên quyết xử lý trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, khuyến khích cán bộ tự giác nhận khuyết điểm, chủ động xin từ chức, xin thôi chức vụ khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín.

Không có đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực như phản động xuyên tạc

Theo báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), sáng 30/5, Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức họp.
Thành viên Ban Chỉ đạo tập trung thảo luận, cho ý kiến về kết quả xử lý chỉ đạo một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ đầu năm đến nay.
Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2024
Cuộc chiến chống tham nhũng, chống suy thoái và diễn biến hòa bình vẫn sẽ tiếp diễn
Thông báo về một số kết quả nổi bật, Thường trực Ban Chỉ đạo đánh giá, từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, thực hiện nghiêm Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo và Kết luận Phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo.
Tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo cơ bản hoàn thành theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, thậm chí, có việc vượt yêu cầu đề ra.
Cạnh đó, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; kết hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác phòng, chống tham nhũng với phòng chống tiêu cực, giữa phòng chống tham nhũng tiêu cực với công tác cán bộ, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Qua đó, vừa xử nghiêm hành vi tham nhũng, vừa xử nghiêm vi phạm trách nhiệm nêu gương của lãnh đạo các cấp, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Đáng chú ý, thông cáo về kết quả cuộc họp cũng nêu rõ, công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam không phải là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, “tranh giành quyền lực” như các đối tượng xấu, thế lực thù địch xuyên tạc.

Án nghiêm khắc nhưng rất nhân văn

Về kết quả nổi bật, Ban Chỉ đạo cho biết, các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam đã khởi tố, điều tra 2.100 vụ/4.211 bị can, truy tố 2/030 vụ/4.042 bị can, xét xử sơ thẩm 1.686vụ/3.198 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó đã khởi tố mới 285 vụ án, 646 bị can về tội tham nhũng.
Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện ban Chỉ đạo theo dõi, chi đạo, đã khởi tố mới 2 vụ án/8 bị can, khởi tố thêm 135 bị can trong 7 vụ án; kết luận điều tra 3 vụ án/318 bị can; kết luận điều tra bổ sung 2 vụ án/10 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 2 vụ án/304 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ án/140 bị cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ án/9 bị cáo.
Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, đã khởi tố, điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, tiêu cực, phức tạp xảy ra đã lâu liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương như vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn, vụ án xảy ra tại tập đoàn Thuận An, hoàn thành kết luận điều tra, ban hành cáo trạng truy tố vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm một số địa phương và vụ án xảy ra tại tập đoàn FLC.
FLC group - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2024
Thêm một sếp FLC bị hoãn xuất cảnh
Vừa qua cũng đã hoàn thành xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và tập đoàn Tân Hoàng Minh, với mức án rất nghiêm khắc, cũng rất nhân văn.
Trong đó, lần đầu tiên tuyên phạt tử hình đối với 1 bị cáo là chủ doanh nghiệp tư nhân về tội “tham ô tài sản” (bà Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát – PV).
Bên cạnh đó, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; vi phạm do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trách nhiệm nêu gương, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Đáng nói, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tích cực, khẩn trương hoàn thành 7/8 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 7 tổ chức đảng liên quan đến các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Kết quả, qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật đối với 68 tổ chức đảng, 104 đảng viên, trong đó có 20 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Các cấp đã chỉ đạo đôn đốc 68 cấp ủy, tổ chức Đảng tiến hành kiểm tra 830 dự án, gói thầu liên quan đến Công ty AIC.
Đến nay, 60/68 cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thành việc kiểm tra đối với 782/830 dự án, gói thầu; qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật 65 tổ chức đảng, 127 đảng viên, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

“Có vào có ra”

Ban Chỉ đạo cũng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và chuyên đề, vụ việc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 7 chuyên đề, vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, đến nay đã kết thúc quá trình thanh tra, đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra với 1 chuyên đề, 1 vụ việc.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã hoàn thành kiểm toán 2 vụ việc theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
“Kiên quyết xử lý trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, xử lý vi phạm trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”, Ban Chỉ đạo nêu rõ.
Trên cơ sở đó khuyến khích cán bộ tự giác nhận khuyết điểm, chủ động xin từ chức, xin thôi chức vụ khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín, thể hiện sự nghiêm minh, công bằng, nhưng cũng rất nhân văn.
“Đưa việc “có lên có xuống, có vào có ra” dần trở thành văn hóa, việc làm bình thường trong công tác cán bộ, được dư luận, cán bộ, đảng viên hoan nghênh, đồng tình cao”, thông cáo khẳng định.
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Nhân dân đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo tiếp tục được quan tâm.
Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, giai đoạn thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.500 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay lên hơn 85.000 tỷ đồng.
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương tiếp tục được đẩy mạnh.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã khởi tố mới 190 vụ án/463 bị can về tội tham nhũng. Nhiều địa phương đã khởi tố, điều tra xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp xảy ra từ nhiều năm trước.
Cùng với đó, đã khởi tố cả cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, thành ủy quản lý, như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bắc Ninh, An Giang, Kiên Giang,…

Đưa vụ án Phúc Sơn và Thuận An vào diện theo dõi

Thông báo về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, tập trung xử lsy dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.
Nhất là tập trung kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến tập đoàn FLC, Công ty AIC, tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn - Đại Ninh (Lâm Đồng).
Cũng tại cuộc họp ngày 30/5, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất đưa 2 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo bao gồm: Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các cơ quan, địa phương liên quan; Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và một số cơ quan, địa phương liên quan.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu tích cực phối hợp chặt chẽ trong truy bắt, dẫn độ bằng được những bị can, bị cáo bỏ trốn ra nước ngoài về nước để thi hành án và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024 kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 36 vụ án, 8 vụ việc; trong đó, phấn đấu đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 6 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Mới đây, Việt Nam tiếp tục kêu gọi bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng các bị can trong vụ án AIC ra đầu thú.
Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận có kỳ họp thứ 34 và 35. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Loạt quan chức Bình Thuận bị bêu tên vì AIC
Cụ thể, theo Bộ Công an, hôm 23/5, VKSND Tối cao (vụ 3) đã ban hành cáo trạng vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Vụ án này, cơ quan công tố truy tố ra tòa 14 bị can, trong đó có 4 bị can đang bỏ trốn.
Để đảm bảo giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu 4 bị can đang bỏ trốn đến cơ quan công an hoặc Viện Kiểm sát nhân dân nơi gần nhất đầu thú, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền bào chữa.
Trong số này có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC); Trần Mạnh Hà, Phó Tổng Giám đốc AIC; Trần Đăng Tấn, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) tại TP. Hồ Chí Minh và Đỗ Vân Trường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mopha.
VKSND Tối cao nhấn mạnh, nếu các bị can này tiếp tục bỏ trốn, nghĩa là đã từ bỏ quyền bào chữa và sẽ bị truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала