Vì sao viên chức ngành nghệ thuật nên được xếp vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm?

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangBộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2024
Đăng ký
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất đưa viên chức ngành nghệ thuật vào danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, điều này sẽ giúp viên chức ngành nghệ thuật được giải quyết chế độ hưu trí sớm, khi đã qua giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp.

Khó khăn của các nghệ sĩ

Báo Vnexpress dẫn báo cáo của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng gửi đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn kỳ họp 7 cho biết, đặc thù nghệ sĩ, diễn viên được đào tạo trong 7-12 năm, một số bộ môn lên tới 15-16 năm.
Tuổi đào tạo nghề là từ 10 tuổi và phải có năng khiếu. Trong khi đó, thời gian hoạt động biểu diễn bình quân 15-20 năm.
Do đó, nữ nghệ sĩ 35-40 tuổi và nam nghệ sĩ 40-45 tuổi hầu như đều bị suy giảm khả năng biểu diễn, hoạt động chuyên môn. Điều này dẫn đến thực tế là người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật "hết tuổi nghề nhưng chưa đủ tuổi hưu", gặp khó khăn khi chuyển đổi vị trí việc làm.
Đa số những người này không đáp ứng tiêu chuẩn thi, xét tuyển công chức, viên chức, không thể đảm đương vị trí quản lý, hành chính. Các nghệ sĩ cũng mong được giải quyết chế độ để nghỉ hưu sớm.
Tuy nhiên, quy định hiện hành chỉ cho phép nghỉ sớm hơn không quá 5 năm so với quy định (60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ).
Cha mẹ bên vợ chồng Quốc Cơ, Quốc Nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2024
Bộ Văn hóa vào cuộc vụ vợ chồng Quốc Nghiệp-Ngọc Mai vô tư nô đùa bên cờ ba sọc
Từ đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất đưa viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn vào "Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".
Nếu được chấp thuận, điều này sẽ giúp họ được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm. Mức hưởng lương hưu sẽ dựa trên tỷ lệ đóng bảo hiểm.

Điều chỉnh chế độ ưu đãi cho người làm nghệ thuật

Ngoài ra, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp; bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn cho viên chức, người lao động lĩnh vực nghệ thuật phù hợp với thực tiễn.
Với chế độ tiền lương hiện hành, phần lớn viên chức là diễn viên hạng 4 có hệ số lương 1,86 đến 4,06, tương đương 3,35 đến 7,3 triệu đồng. Diễn viên hạng 3 là 2,34 đến 4,98, tương đương 4,2 đến 8,96 triệu đồng.
Qua khảo sát, viên chức hoạt động trng lĩnh vực nghệ thuật có thâm niên công tác 10 năm (trung bình ở tuổi 35) thực nhận chỉ 5 triệu đồng, chỉ cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu vùng (4,68 triệu).
Người lao động vừa được bổ nhiệm vào viên chức, ngạch diễn viên (trung bình ở độ tuổi 25) còn khó khăn hơn. Họ hưởng hệ số lương trung cấp của viên chức loại B bậc 1 là 1,86. Sau khi trừ 10,5% BHXH, thu nhập có nguồn gốc từ lương mà viên chức được nhận chỉ trên dưới 3 triệu đồng, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn, ở và đi lại.
Qaung cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2024
4 tư lệnh ngành nào sẽ 'đăng đàn' trả lời chất vấn ở Quốc hội sắp tới?
Theo chế độ bồi dưỡng luyện tập hiện nay, diễn viên được hưởng 35.000-80.000 đồng/buổi tập; chế độ biểu diễn là 80.000-200.000 đồng/buổi. Chế độ này đã gần 10 năm nay. Trải qua 6 lần tăng lương cơ sở, mức bồi dưỡng vẫn giữ nguyên, không theo kịp nhu cầu của cuộc sống.
"Mức bồi dưỡng hiện hành không khích lệ, động viên được viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn", báo cáo nêu rõ.
Theo Thông tư 11/2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là các công việc có yếu tố gây hại, tổn thương đến sức khỏe, tinh thần hoặc có nguy cơ cao.
Thông tư 11/2020 đã quy định 1.838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chia thành 31 lĩnh vực khác nhau.
Một số lĩnh vực thuộc danh mục bao gồm: khai thác khoáng sản; cơ khí, luyện kim; hóa chất; vận tải; điện; bưu chính viễn thông; sản xuất xi măng; sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; da giày, dệt may.
Ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác cũng nằm trong danh mục, như: phát thanh, truyền hình; y tế và dược; địa chất; vệ sinh môi trường; khí tượng thủy văn; thể dục thể thao, văn hóa thông tin; du lịch; ngân hàng; thủy sản; dầu khí; giáo dục đào tạo; hải quan.
Tấm biển ghi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đặt tại di tích lịch sử quốc gia Nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) nhiều năm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2024
Biển lạ “Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hoá”: Lại lỗi kỹ thuật
Được biết, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 7 được thực hiện trong 2,5 ngày từ 4/6 đến sáng 6/6. Từ 15h ngày 5/6, Quốc hội bắt đầm chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng sẽ trả lời về việc tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao.
“Tư lệnh ngành” cũng sẽ trả lời về công tác triển khai nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo; phát triển du lịch đêm và các chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала