Cháy nổ liên tục, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang nói gì?

© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNBộ trưởng Công an Lương Tam Quang giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2020 - 2025  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2024
Đăng ký
Sáng nay 19/6, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH).
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn, các đô thị tập trung đông dân cư, đòi hỏi cấp thiết phải sửa đổi quy định về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.
Sau những vụ cháy đáng tiếc thời gian qua, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị cần quy định phù hợp điều kiện phòng, chữa cháy với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Tình hình cháy nổ phức tạp

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, hiện việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCCC, CNCH, đặc biệt là nội dung xã hội hoá công tác PCCC còn hết sức hạn chế.
Hiện chưa có cơ chế, chính sách cũng như sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, thống nhất từ trung ương đến địa phương; chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân cùng tham gia.
4 người tử vong trong vụ cháy nhà cao tầng ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2024
Hà Nội: Cháy nhà phố Định Công Hạ khiến 4 người tử vong
Do đó, việc xây dựng, ban hành Luật PCCC và CNCH là thực sự cần thiết để tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC, CNCH.
Lãnh đạo Bộ Công an cũng cho hay, hoạt động CNCH của lực lượng PCCC và CNCH có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân. Điển hình như thực hiện các biện pháp y tế tác động đến người bị nạn; phá dỡ nhà, công trình, phương tiện, chướng ngại vật để mở lối tiếp cận, lối thoát nạn...
Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có hoạt động PCCC được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Bên cạnh đó, hoạt động CNCH đối với những tai nạn, sự cố thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày mà lực lượng đang thực hiện như sự cố, tai nạn cháy, nổ, sập, đổ nhà, công trình, sạt lở đất, đá, có người bị mắc kẹt, tai nạn đuối nước và những sự cố, tai nạn thông thường khác lại chưa được quy định cụ thể trong văn bản luật là chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và không phù hợp với Hiến pháp năm 2013, không bảo đảm cơ sở pháp lý đúng quy định.
“Thời gian qua, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn, các khu đô thị tập trung đông dân cư với nhiều loại hình cơ sở mới xuất hiện đã và đang gây ra những thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đời sống xã hội, môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội”, Bộ trưởng lưu ý.
Cháy lớn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2024
Đồng Tháp: Đang cháy rất lớn ở vườn quốc gia Tràm Chim
Thực tế này đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCCC hiện hành là để kịp thời tạo cơ sở pháp lý nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC trong thực tiễn.
Dự thảo luật gồm 9 chương, 65 điều. Riêng chương II về phòng cháy (gồm 9 điều) bên cạnh việc kế thừa đã bổ sung các quy định mới để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện nay và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về hoạt động phòng cháy.
Đồng thời, quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, nổ.
“Dự thảo luật đã bỏ các nội dung hiện đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan để bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật”, Bộ trưởng cho biết thêm.
Chương III về chữa cháy (gồm 12 điều), dự thảo luật có chỉnh lý, bổ sung một số quy định để khắc phục những vướng mắc, bất cập và nâng cao hiệu quả hoạt động chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC.

Ưu tiên đưa kiến thức phòng cháy chữa cháy vào trường học

Qua thẩm tra, Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành dự án luật này.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tại Phiên họp thứ 32 (ngày 15/4/2024), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 45, bổ sung dự án Luật PCCC&CNCH vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).
“Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định sự cần thiết và là căn cứ để Chính phủ xây dựng dự án luật này”, ông Tới nói.
Hiện trường vụ cháy nổ nhà máy ở Đài Loan ngày 22/9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2024
Hà Nội: Tiếp tục cháy 2 ngôi nhà liền kề trong ngõ Trại Cá
Về kết quả thẩm tra, góp ý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ căn cứ chủ trương của Đảng, kết hợp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch hạ tầng PCCC trong dự thảo Luật để quy định nội dung, yêu cầu cụ thể đối với quy hoạch hạ tầng PCCC và mối quan hệ với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phù hợp với pháp luật về quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về PCCC và CNCH.
Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC, CNCH; huấn luyện, diễn tập; có chính sách về đảm bảo đầu tư, phân bổ nguồn lực phục vụ PCCC, CNCH phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng miền...
Ủy ban cơ bản nhất trí quy định của dự thảo luật và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nội dung trên, trong đó ưu tiên chính sách đưa công tác giáo dục, tuyên truyền về PCCC và CNCH vào trường học.
Về hoạt động phòng cháy, Ủy ban QPAN cho rằng, dự thảo luật cơ bản phù hợp với vị trí, vai trò của các chủ thể trong công tác PCCC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ yêu cầu PCCC đối với từng loại quy hoạch để có giải pháp, thiết kế về PCCC phù hợp với từng loại quy hoạch.
Dự thảo cũng xác định rõ hơn cách thức áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng loại công trình, dự án; phân loại rõ công trình cải tạo đến mức nào thì mới phải có giải pháp, thiết kế PCCC; rà soát, thống nhất các quy định liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, phân công phối hợp trong thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC.

Nóng vấn đề phòng cháy chữa cháy với nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên, Uỷ ban cho rằng, cần cân nhắc quy định giao trách nhiệm “tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” cho chủ đầu tư dự án, công trình, chủ phương tiện giao thông cơ giới.
“Tiếp tục đánh giá kỹ tác động của các quy định về điều kiện an toàn PCCC đối với nhà ở, phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở; nghiên cứu quy định yêu cầu, điều kiện về PCCC phù hợp với từng loại hình cơ sở trên từng địa bàn, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, trong đó cần quy định cụ thể về yêu cầu thiết kế, lắp đặt hệ thống điện; nghiên cứu bổ sung quy định về quản lý phương tiện giao thông chạy bằng điện”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Vụ cháy lớn xảy ra tại ngôi nhà ở ngõ 119 đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2024
Hà Nội: Cháy lớn tại nhà kho xây không phép
Ủy ban QPAN đề nghị tiếp tục rà soát quy định của pháp luật hiện hành để sắp xếp, bố trí lực lượng PCCC và CNCH hợp lý theo yêu cầu nhiệm vụ, không làm phát sinh tổ chức bộ máy, không chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng, các chủ thể trong quản lý hoạt động PCCC và CNCH.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала