Thấy gì từ chuyến đi Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam trong tuần tới?

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2024
Đăng ký
Năm nay là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể cùng với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và các nhà lãnh đạo các nước.
Là người đứng đầu Chính phủ được WEF và nước chủ nhà mời tham dự hội nghị trong 2 năm liên tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có lịch làm việc dày đặc, liên tục trong chuyến đi Trung Quốc sắp tới.

Trung Quốc và WEF hết sức coi trọng Việt Nam

Báo Chính phủ cho biết, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình mới đây đã trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến đi dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tuần tới.
Theo đó, Hội nghị WEF Đại Liên 2024 có chủ đề "Những chân trời tăng trưởng mới", diễn ra từ ngày 25-27/6/2024 tại TP. Đại Liên, Trung Quốc.
Đây là hội nghị lớn thứ hai sau Hội nghị WEF Davos, quy tụ 1600 đại biểu, được xem là nơi hội tụ, kiến tạo những ý tưởng mới, lĩnh vực mới, các mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2024
Thủ tướng Việt Nam đi Trung Quốc dự Hội nghị WEF
Thứ trưởng Phạm Thanh Bình lưu ý, Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong số ít người đứng đầu Chính phủ được WEF và nước chủ nhà Trung Quốc mời tham dự Hội nghị trong 2 năm liên tiếp.
“Điều đó thể hiện WEF và Trung Quốc hết sức coi trọng vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như tầm nhìn phát triển của Việt Nam đối với nền kinh tế trong tương lai”, Thứ trưởng Phạm Thanh Bình nhấn mạnh.
Từ đó, nhà ngoại giao chỉ ra những điểm quan trọng như sau trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Đại Liên năm nay:
Thứ nhất, đây là dịp để Việt Nam góp tiếng nói trong những vấn đề, xu thế mới, nội hàm mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế thế giới, chia sẻ, thảo luận về tư duy phát triển, quản trị ở cấp độ quốc gia và toàn cầu.
Thứ hai, WEF Đại Liên là cơ hội để quảng bá thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, truyền tải thông điệp mạnh mẽ về đất nước năng động và đổi mới, hấp dẫn các tập đoàn toàn cầu.
“Thứ ba, Hội nghị cũng là dịp để Việt Nam tăng cường trao đổi, thúc đẩy quan hệ với các nước và đối tác, tổ chức quốc tế, khẳng định vai trò và vị thế của nước ta đối với cộng đồng quốc tế, góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII”, ông Phạm Thanh Bình nêu rõ.
Ông Nguyễn Hoàng Long, tân Thứ trưởng Công Thương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2024
Tân Thứ trưởng Bộ Công Thương từng được WEF vinh danh
Ngoài ra, trong khuôn khổ chuyến công tác lần này, Thủ tướng cũng sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến song phương với các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.
Theo ông, việc hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, củng cố sự tin cậy chính trị, cụ thể hoá nhận thức chung và Thoả thuận cấp cao giữa hai bên, qua đó đóng góp tích cực vào quan hệ đang tiến triển tốt đẹp giữa hai nước.

Lịch làm việc dày đặc của Thủ tướng ở Trung Quốc

Thứ trưởng Phạm Thanh Bình cho biết thêm, trong chuyến đi sắp tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ có chương trình hoạt động dày đặc và liên tục, cả song phương và đa phương.

“Đặc biệt năm nay, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ sẽ có một bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và các nhà lãnh đạo các nước”, Thứ trưởng Bình chia sẻ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Việt Nam cũng sẽ phát biểu tại các phiên thảo luận ở Hội nghị, chủ trì các cuộc đối thoại, tham gia tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp dành riêng cho Việt Nam.
Thứ trưởng Bình nhấn mạnh, sự tham gia của đoàn Việt Nam, đặc biệt là của Thủ tướng Phạm Minh Chính, sẽ góp phần rất quan trọng cho thành công chung của hội nghị, có thể nhìn thấy qua 3 khía cạnh sau:
Thứ nhất, Thủ tướng sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định và quan điểm của Việt Nam về kinh tế thế giới, những triển vọng, thời cơ, thách thức, những "bước chuyển mình lớn" của thế giới đang tác động đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong ngắn và dài hạn.
Các doanh nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2024
Trung Quốc tố EU kích động xung đột thương mại
Thứ hai, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam sẽ chia sẻ, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm vai trò của các nền kinh tế lớn của khu vực như Trung Quốc; thể hiện sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của tư nhân và hợp tác công – tư trong thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là các động lực tăng trưởng mới.
“Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ sẽ truyền tải thông điệp về thành quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chia sẻ về tầm nhìn, chủ trương, định hướng phát triển và kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô của Đảng, Chính phủ Việt Nam”, ông Bình nói.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng sẽ kêu gọi sự hợp tác, hợp lực của WEF và các đối tác, đặc biệt là trong các ngành ưu tiên cao, mới nổi, ngành công nghiệp của tương lai, có tác động lan tỏa như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала