Việt Nam khẳng định không thay đổi đường lối đối ngoại với Trung Quốc

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2024
Đăng ký
“Sau khi các ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, những người đã đại diện cho Nhà nước Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc thôi giữ các chức vụ thì chuyến thăm và làm việc của ông Phạm Minh Chính có ý nghĩa rất quan trọng.
Chuyến thăm đó khẳng định Việt Nam không thay đổi đường lối đối ngoại với Trung Quốc cũng như không thay đổi chính sách đối ngoại nói chung”.
Như Sputnik đã đưa tin, nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự WEF Đại Liên 2024 từ ngày 25 đến ngày 28/6.
Trong Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc có viết: Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc núi sông liền một dải, cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, đều nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân, sự giàu mạnh của đất nước, nỗ lực cho sự nghiệp cao cả vì hòa bình và phát triển của nhân loại. Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu, Trung Quốc coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng của Trung Quốc”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Ông Tập Cận Bình đã nói gì với Thủ tướng Việt Nam?

Ghi nhận những động thái tích cực của hai bên

Thủ tướng Trung Quốc cùng với Chủ tịch WEF là hai đồng chủ sự đã mời Thủ tướng Việt Nam tham dự diễn đàn WEF, đồng thời thăm và làm việc với lãnh đạo Trung Quốc. Vì vậy, đây là dịp để Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục trao đổi quan điểm trước tình hình quốc tế đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp cũng như tiếp tục hiện thực hóa những thỏa thuận giữa hai bên.

“Những kết quả của cuộc hội đàm với Thủ tướng trung Quốc Lý Cường và hai cuộc hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh đã ghi nhận những động thái tích cực của hai bên”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh: Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên khẳng định những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của cả Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam cũng khẳng định lại một lần nữa quan điểm bất di bất dịch về vấn đề Đài Loan là Việt Nam luôn khẳng định rằng chỉ có một Trung Quốc, rằng Đài Loan là bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam cũng khẳng định lập trường nhất quán về việc hai bên phối hợp cùng nhau xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa hai nước, coi đó là biểu tượng của tình hữu nghị láng giềng có truyền thống lâu đời giữa hai nước.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của WEF
Thủ tướng phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của WEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2024
Thủ tướng phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của WEF
Chủ tịch Trung Quốc cũng nhận định rằng hai bên cần tiếp tục giữ vững tin cậy chính trị, phát huy tốt cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kênh Đảng và tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành quan trọng, như ngoại giao, quốc phòng, an ninh...; nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất; tăng cường giao lưu nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng; phối hợp tốt tại các diễn đàn đa phương, đóng góp cho sự phát triển của khu vực và thế giới. Ông Tập Cận Bình cũng khẳng định sự ủng hộ Việt Nam đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng Trung Quốc và các nước xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định, bền vững tại khu vực và trên thế giới.

“Những vấn đề tương tự cũng được thống nhất tại cuộc hội kiến của Thủ tướng Việt Nam với Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) Vương Hộ Ninh. Điểm quan trọng nhất là Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP) mà Việt Nam là một trong 11 thành viên sáng lập”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận thêm với Sputnik.

Hội đàm giữa Thủ tướng Việt Nam với Thủ tướng Trung quốc mang tính chất thiết thực và cụ thể

Theo đánh giá chung của giới chuyên gia, nếu như cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Việt Nam với Chủ tịch Trung Quốc có ý nghĩa chính trị thì cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Việt Nam với Thủ tướng Trung quốc có ý nghĩa thiết thực và cụ thể. Đã có nhiều vấn đề hợp tác song phương được bàn thảo trên các lĩnh vực nông nghiệp, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch… Trong đó, trọng tâm là: Hợp tác chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng kế hoạch, lộ trình cho việc vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
Ngoài ra, các vấn đề đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông, thủy sản khác, hoa quả có múi, bơ, na, roi, chanh leo, gia súc, gia cầm; tạo điều kiện sớm thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành Đô (Tứ Xuyên), Hải Khẩu (Hải Nam), Nam Kinh (Giang Tô); trao đổi các biện pháp nâng cao hiệu suất thông quan, nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh; phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam và đẩy mạnh đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc và Việt Nam
Điểm nhấn đặc biệt nhất là hai bên nhất trí đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông, nhất là hợp tác kết nối đường sắt, đường bộ, cửa khẩu trong khuôn khổ kết nối “Hai hành lang, một vành đai” với chính sách “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Cụ thể là nghiên cứu thúc đẩy xây dựng các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm thích hợp”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Những điểm đặc biệt trong bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại WEF Đại Liên 2024
“Phát triển hạ tầng chiến lược giao thông được quan tâm trong những năm qua, hai bên cũng đã đạt một số kết quả cụ thể, nhưng còn có nhiều vướng mắc liên quan tới các dự án giao thông cũ, chưa có các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược giao thông lớn, cho nên việc đẩy mạnh lĩnh vực hợp tác này là cần thiết,hơn nữa nó là nhu cầu tự nhiên, sẽ tạo động lực, sẽ là nền tảng giúp tăng cường kết nối, phát triển giao thương giữa hai nước, tạo thuận lợi cho các ngành khác cùng phát triển. Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh còn dẫn câu ngạn ngữ Trung Quốc "muốn làm giàu trước tiên hãy làm đường", - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
Ngoài ra, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác địa phương trở thành động lực tăng trưởng mới, nghiên cứu xây dựng thí điểm các khu hợp tác kinh tế qua biên giới, mở rộng hợp tác kinh tế cửa khẩu, xây dựng cửa khẩu thông minh; các địa phương khác chủ động tăng cường hợp tác, kết nối các chiến lược phát triển vùng miền; mở rộng hợp tác đầu tư, thương mại, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, du lịch, văn hóa...

Tầm quan trọng của chuyến công tác của Thủ tướng Việt Nam

Theo các chuyên gia Sputnik đã phỏng vấn, tuy chỉ là một chuyến thăm và làm việc ngắn ngày sau khi tham dự Diễn đàn WEF nhưng chuyến công tác của Thủ tướng Việt Nam đã góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc một cách thực chất hơn, cụ thể hơn. Những động thái triển khai các thỏa thuận giữa hai bên sẽ được các cơ quan chức năng của hai bên phối hợp thực hiện theo sự chỉ đạo từ cấp cao.
“Sau khi các ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, những người đã đại diện cho Nhà nước Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc đã thôi giữ các chức vụ thì chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa rất quan trọng. Chuyến thăm đó khẳng định Việt Nam không thay đổi đường lối đối ngoại với Trung Quốc cũng như không thay đổi chính sách đối ngoại nói chung”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Ông cũng nói thêm rằng, chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Việt Nam tiếp tục là một dấu mốc khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Việt – Trung, không chỉ với hai nước mà còn với cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Là hai quốc gia láng giềng lâu đời của nhau, có quan hệ với nhau từ hàng nghìn năm trước, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng điều quan trọng nhất là cả hai bên đều cần đến nhau.
“Trước hết là bảo đảm giữ vững hòa bình và ổn định để phát triển cũng như để đối phó với những nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. Trong đó có việc bảo đảm hòa bình, ổn định trên biển, trên không, xây dựng đường biên giới hữu nghị, tạo thuận lợi cho giao thương, mở rộng đầu tư công nghệ cao, hình thành chuỗi cung ứng song phương trong tổng thể hệ thống thương mại khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á-Thái Bình Dương”, - . Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Tuy hai bên không đề cập cụ thể đến những diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông nhưng hai bên tiếp tục nhất trí khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Hai bên cũng nhất trí thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao về “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau; chủ trương giải quyết những bất đồng bằng đối thoại.
“Kết quả chuyến công du Trung Quốc lần này của ông Phạm Minh Chính làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, những thỏa thuận đạt được liên quan tới địa chính trị khu vực có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực Đông Nam Á và châu Á- Thái Bình Dương”, - TS sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Việt Nam lại được khen

Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai những hành động cụ thể

Đánh giá về triển vọng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới, các chuyên gia Sputnik phỏng vấn nhận định: Hai bên sẽ tiếp tục triển khai những hành động cụ thể theo các hiệp định, nghị định thư, bản ghi nhớ đã được ký kết tại Hà Nội trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11 năm 2023. Trong đó, việc xây dựng ba công trình hạ tầng giao thông đường sắt tiêu chuẩn kết nối Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông với cảng Hải Phòng được coi là biểu tượng để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước.
“Mặc dù vẫn còn những điểm bất đồng chưa được giải quyết, nhất là các bất đồng trên Biển Đông nhưng xu thế hòa bình, hữu nghị giữa hai nước vẫn chiếm ưu thế chủ đạo trong quan hệ Việt – Trung; là tiền đề và điều kiện quan trọng để hai nước tiếp tục phát triển. Trong đó, trọng tâm quan hệ đã được xác định là tin cậy chính trị, hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế và công nghệ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đưa ra đánh giá trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала