Ông Tập Cận Bình đã nói gì với Thủ tướng Việt Nam?

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Đăng ký
Chiều 26/6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tuyên bố, Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng Trung Quốc và các nước xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định, bền vững tại khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình

Chiều 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đến Trung Quốc tham dự WEF Đại Liên 2024.
Nhân dịp này, Thủ tướng đã chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới đồng chí Tập Cận Bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Bắc Kinh hội kiến lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc
Theo báo Chính phủ, phát biểu khi hội kiến ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Việt Nam khẳng định, việc phát triển quan hệ ổn định, bền vững, lâu dài với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.
“Việt Nam ủng hộ Trung Quốc phát triển, hoàn thành thắng lợi mục tiêu "100 năm thứ hai", xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng gửi lời thăm hỏi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam, chúc mừng các thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Ông Tập nêu rõ, Trung Quốc coi trọng cao độ và luôn coi quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ ủng hộ Việt Nam bảo vệ độc lập dân tộc và tôn nghiêm quốc gia.
Đồng thời, Bắc Kinh kiên định ủng hộ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIV, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình đất nước.
Hai bên nhất trí tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, đặc biệt là Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo phương hướng "6 hơn".

Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường tin cậy chính trị

Tại cuộc tiếp Thủ tướng Việt Nam, ông Tập Cận Bình cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường tin cậy chính trị.
Hai bên duy trì trao đổi cấp cao thường xuyên, phát huy tốt cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kênh Đảng, tăng cường hợp tác thực chất, tăng giao lưu nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, kiểm soát và giải quyết tốt hơn các bất đồng, phối hợp tốt tại các diễnđàn đa phương, cùng đóng góp cho sự phát triển của khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên hợp tác xây dựng các công trình lớn, mang tính biểu tượng cao và hiệu quả, thực chất, bền vững.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị hai bên đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông, nhất là hợp tác kết nối đường sắt, đường bộ, cửa khẩu trong khuôn khổ kết nối “hai hành lang, một vành đai” với “Vành đai và con đường”. Lãnh đạo Chính phủ cũng hoan nghênh Trung Quốc tăng đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2024
Hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu đặc biệt tại WEF 2024
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của thương mại nông sản đối với đông đảo người dân, người tiêu dùng và doanh nghiệp hai bên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác địa phương trở thành động lực tăng trưởng mới, nghiên cứu xây dựng thí điểm các khu hợp tác kinh tế qua biên giới, mở rộng hợp tác kinh tế cửa khẩu, xây dựng cửa khẩu thông minh, các địa phương khác chủ động tăng cường hợp tác, kết nối các chiến lược phát triển vùng miền, mở rộng hợp tác tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế…

Không để bất đồng trên biển ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung

Lắng nghe và đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Thủ tướng Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tuyên bố, Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng Trung Quốc và các nước xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định, bền vững tại khu vực và trên thế giới.
Ông Tập cũng mong hai bên tăng cường hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, phát huy tính bổ trợ, ưu thế địa lý gần gũi giữa hai nền kinh tế, đồng thời, xem xét lựa chọn triển khai thí điểm khu kinh tế qua biên giới.
Ông Tập Cận Bình cũng khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam.
Cho rằng, Trung Quốc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới, ông Tập Cận Bình nhìn nhận, điều này sẽ đem lại cơ hội để hai bên triển khai hợp tác thương mại, hợp tác kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, kết nối kinh tế số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự WEF Đại Liên 2024
Ông cho hay, Chính phủ Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ cao, ngành nghề mới nổi.
Hai bên cũng cùng trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí cùng kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển.
Về Biển Đông, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó, có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đồng thời, không để bất đồng trên biển ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала