Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Máy bay Liên Xô chống lại máy bay Mỹ trong cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam

© Ảnh : Public domain/U.S. NavyПилоты F-105 Thunderchief ВВС бомбят военную цель сквозь низкие облака над южной частью Северного Вьетнама. 14 июня 1966 года
Пилоты F-105 Thunderchief ВВС бомбят военную цель сквозь низкие облака над южной частью Северного Вьетнама. 14 июня 1966 года - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2024
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng” về những giai đoạn đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt.
Trong những bài mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về công việc của các thủy thủ tàu buôn Liên Xô cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự, viện trợ kinh tế và nhân đạo cho những người đang bảo vệ tự do, độc lập và thống nhất của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. Trong những năm đó, hơn 60% tổng khối lượng hàng hóa nhận được từ Liên Xô là viện trợ kỹ thuật quân sự.

Những số liệu là minh chứng hùng hồn

Tổng cộng, trong giai đoạn từ năm 1953 đến năm 1991, Liên Xô đã đưa sang Việt Nam 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 7.000 đại bác và súng cối, hơn 5.000 pháo cao xạ chống máy bay, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 chiến đấu cơ, 120 máy bay trực thăng, trên 100 tàu chiến. Đã đưa vào hoạt động 117 cơ sở quân sự. Và phần lớn sự trợ giúp này được cung cấp trong những năm không quân Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại chống miền Bắc Việt Nam.
Vũ khí Liên Xô đầu tiên có mặt tại Việt Nam là súng trường xung kích Kalashnikov và pháo phản lực Katyusha vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước - nguyên mẫu của hệ thống tên lửa phóng loạt hiện đại, được chuyển đến các vùng giải phóng miền Bắc thông qua Trung Quốc. Pháo phản lực Katyusha đã khiến quân phát xít khiếp sợ trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ở Việt Nam, pháo Katyusha đã tham chiến ở Điện Biên Phủ.
Tàu Zaisan của Liên Xô  trong cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2024
Những trang sử vàng
Lần lưu cảng Hải Phòng dài kỷ lục của tàu Liên Xô
Trong những năm tiếp theo, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam chủ yếu viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, sau "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" năm 1964, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Vụ Mỹ ném bom vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 8 năm 1964 được Matxcơva coi là hành vi xâm lược trực tiếp chống lại một quốc gia xã hội chủ nghĩa có chủ quyền. Liên Xô đã phát triển một chương trình viện trợ kỹ thuật quân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với giá khoảng mười triệu rúp - hãy để tôi làm rõ: đây không phải là đồng rúp nhẹ của Nga hiện nay, mà là đồng rúp của Liên Xô đáng giá cao hơn nhiều.
Đầu tháng 2 năm 1965, phái đoàn Liên Xô do Thủ tướng Kosygin dẫn đầu đã tới Hà Nội để thống nhất về thể thức và tiến độ cung cấp sự hỗ trợ này. Ông Kosygin đã hội đàm với Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Và chính trong lúc diễn ra những cuộc hội đàm này, máy bay Mỹ đã tiến hành đợt ném bom quy mô lớn thứ hai vào nước Việt Nam DCCH. Nếu như bằng những trận oanh tạc này cùng lúc Hoa Kỳ theo đuổi mục tiêu dọa nạt ban lãnh đạo Liên Xô và cảnh báo không được dành hỗ trợ cho Việt Nam thì kết quả hoá ra hoàn toàn trái ngược. Trong tiếng bom nổ, tạm ngừng cuộc hội đàm, ông Kosygin gọi điện về Matxcơva thông báo với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô rằng theo quan điểm ​​​​của ông, phản ứng đáp trả cuộc tấn công của Mỹ cần phải là viện trợ quân sự cho Việt Nam DCCH, thêm nữa là lớn hơn nhiều về quy mô và mau lẹ hơn về thời gian so với kế hoạch trước. Quan điểm và đề xuất của ông Kosygin nhận được sự ủng hộ hoàn toàn ở Matxcơva. Tại các cuộc hội đàm tiếp theo ở Hà Nội đã đạt được tất cả những thỏa thuận liên quan tương ứng. Cụ thể là về việc thành lập 4 trung đoàn tên lửa trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và cử các chuyên gia quân sự Liên Xô cùng các trang thiết bị, vũ khí quân sự hiện đại nhất sang Việt Nam DCCH.
Trên đường từ Hà Nội trở về nước, phái đoàn Liên Xô đã dừng chân tại Bắc Kinh để trao đổi với ban lãnh đạo Trung Quốc về một số nội dung trong sự hợp tác Xô-Trung, cụ thể về sự hỗ trợ cho lực lượng yêu nước Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu của Matxcơva thiết lập một hành lang hàng không và cho phép sử dụng một sân bay ở Côn Minh để nhanh chóng chuyển giao thiết bị quân sự và vũ khí của Liên Xô cho Việt Nam. Chỉ sau những cuộc đàm phán kéo dài thì mới đạt được thỏa thuận về việc vận chuyển những hàng hóa này qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường sắt. Một tuyến đường tiếp tế quan trọng khác cho lực lượng yêu nước Việt Nam là tuyến đường biển: từ các cảng Liên Xô trên bờ Biển Đen, vòng quanh Châu Phi và qua Ấn Độ Dương, đến các cảng Viễn Đông.
Tàu động cơ Liên Xô cập bến cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2024
Những trang sử vàng
Các thủy thủ đứng lên bảo vệ cảng Hải Phòng

Matxcơva đã cung cấp những gì cho Hà Nội?

Vũ khí và thiết bị của Liên Xô được cung cấp với số lượng mà phía Việt Nam có thể làm chủ được. Tổng giá trị viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 1 tỷ 579 triệu USD, trung bình 2 triệu UDS/ngày trong suốt những năm chiến tranh. Đáng chú ý nét nổi bật ở đây là toàn bộ lượng cung cấp này đều miễn phí, là viện trợ vô tư không hoàn lại.
Trang thiết bị quân sự từ Liên Xô gửi sang Việt Nam vào thời điểm đó thuộc loại hiện đại nhất. Ví dụ như máy bay chiến đấu phản lực MiG - chính nhờ những “cánh én bạc” Xô-viết này mà các phi công Việt Nam đã bắn hạ cả “thần sấm” F-105 và “pháo đài bay” B-52. Các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô có khả năng bắn trúng triệt hạ mục tiêu trên không thậm chí ở độ cao 25 km. Tạp chí Kỹ thuật Quân sự Mỹ (Military Technical Journal) thời đó đưa ra nhận xét: “Đây là những loại đạn nguy hiểm nhất, bắn từ mặt đất để diệt máy bay”. Lực lượng Tên lửa Phòng không của Việt Nam DCCH do các chuyên gia Liên Xô thành lập và huấn luyện đã tiến hành 3.328 cuộc bắn đạn thật, tiêu diệt khoảng 1.300 máy bay Mỹ các loại, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Việt Nam cũng được cung cấp xe tăng T-55, là phiên bản sửa đổi của T-34 - loại xe tăng xuất sắc nhất trong Thế chiến II. Chính trên một trong những chiếc xe tăng Xô-viết này, ngày 30 tháng 4 năm 1975, lính tăng Việt Nam đã húc đổ cổng thành của chế độ Sài Gòn là Dinh “Độc lập”. Tại các hải cảng Hải Phòng và Cẩm Phả, để tiếp nhận khối hàng do các chuyên gia Liên Xô đưa tới, đã xây dựng cấp tốc hàng chục km bến bãi mới. Những lô sản phẩm xăng dầu cần thiết cho hoạt động của các chủ thể quân sự và kỹ thuật được tàu chở dầu Xô-viết mang đến Hạ Long. Ở khu vực Hà Nội, đường ống bố trí dọc theo đáy sông Hồng, rồi tiếp đó một phần nhiên liệu theo đường ống kim loại vắt lên núi, tới “Đường mòn Hồ Chí Minh” và tiếp nữa, chảy về phương nam. Mỗi năm, theo đường ống bơm tới 700.000 mét khối sản phẩm từ dầu mỏ.

Máy bay Liên Xô trên bầu trời Việt Nam

Một số hàng hóa, đặc biệt các gói hàng bí mật, đã được vận chuyển đến Hà Nội bằng đường không. Bao gồm cả các máy bay. Liên Xô đã gửi tới Việt Nam các máy bay tiêm kích ném bom Su-17, máy bay ném bom IL-28, máy bay vận tải IL-14 và LI-2. Nổi tiếng nhất trên bầu trời Việt Nam là MiG-17 và MiG-21. Chiến đấu cơ MiG-17 lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào tháng Tư năm 1965, và MiG-21 – vào tháng Ba năm 1966. MiG-17 đạt được kết quả lớn nhất ở độ cao dưới 3 km, còn máy bay MiG-21 — ở độ cao từ 2 đến 9 km. Các chiến đấu cơ này đã được vận chuyển đến Việt Nam bằng các máy bay vận tải quân sự An-12 và AN-22. Trọng tải của An-12 dùng để vận chuyển một chiếc phi cơ tiêm kích, còn AN-22 có trọng tải lớn hơn và có thể chuyên chở hai chiếc MiG-21 được tháo rời một nửa. Nếu nói về Mig-17, thì các máy bay này đã được tháo rời hoàn toàn để vận chuyển trong container. Các máy bay ném bom Su-17 cũng được vận chuyển trong container.
Trận Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2024
Chuyên gia Nga: Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam
Phương pháp này giao hàng cho Việt Nam có mấy nguyên nhân. Tuổi thọ của máy bay có hạn chế, và chuyến bay dài từ Liên Xô đến Việt Nam làm giảm đáng kể tuổi thọ của phi cơ chiến đấu. Đặc biệt là, các nhà chức trách Trung Quốc không cho phép các phi cơ Liên Xô bay theo hành trình ngắn nhất qua lãnh thổ Trung Quốc. Phương pháp vận chuyển máy bay bằng đường sắt cũng không thể được dùng vì lý do bảo mật – đã ghi nhận khá nhiều trường hợp quan chức Trung Quốc phá chì niêm phong container chứa kỹ thuật quân sự của Liên Xô được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc. Thế là các máy bay của Liên Xô đã được lắp ráp tại sân bay quân sự Nội Bài.

Nhiệm vụ mới của phi công Liên Xô tại Việt Nam

Các phi công quân sự Liên Xô đã đến cùng với các máy bay. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm phi công Nga đầu tiên được gửi đến Việt Nam. Trước đó 5 năm, theo yêu cầu của ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhóm phi công vận tải quân sự của Liên Xô đã đến Hà Nội để huấn luyện phi công Việt Nam lái các máy bay Li-2 và Il-14, cũng như vận chuyển thiết bị quân sự và thuốc men từ Việt Nam sang Lào cho Mặt trận Pathet và sơ tán thương binh Lào và Việt Nam khỏi nước này. Cần lưu ý rằng máy bay của Liên Xô được sử dụng để hỗ trợ Mặt trận yêu nước Lào không hề trang bị vũ khí. Những chiếc máy bay này đã bị pháo phòng không Mỹ đóng tại Lào bắn liên tục; trong số các phi công Liên Xô ở đó có những người chết và bị thương.
Tuy nhiên, hãy quay trở lại năm 1965. Sau khi lắp ráp máy bay, các phi công Liên Xô đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Sau khi kiểm tra hệ thống máy móc của chiếc máy bay hoạt động bình thường, trong buồng lái hiện diện hai người: chuyên gia quân sự Liên Xô và phi công Việt Nam. Nếu trong quá trình chuyến bay thử nghiệm trên bầu trời xuất hiện máy bay Mỹ thì chiếc máy bay với phi công Liên Xô và binh sĩ Việt Nam trong buồng lái phải hạ cánh ngay lập tức. Ví dụ, vào ngày 11/9/1972, một chiếc MiG-21 đang thực hiện chuyến bay huấn luyện đã bị 4 chiếc Phantom tấn công. Chỉ có kỹ năng bay xuất sắc và phản xạ nhanh nhạy mới cứu được mạng sống của tổ bay. Phi công Việt Nam và cố vấn Liên Xô với mấy lít nhiên liệu cuối cùng đã né được tên lửa và sử dụng ghế dù để thoát hiểm.
Tàu Liên Xô cập cảng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2024
Những trang sử vàng
300 ngày trong vòng lửa
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала