Kỷ luật Đại đức Thích Nhuận Đức còn nhẹ?

CC0 / Pixabay / nhà sư
nhà sư - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2024
Đăng ký
Có ý kiến cho rằng, chế tài áp dụng cho Đại đức Thích Nhuận Đức đang hơi nhẹ nhàng, Hoà thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh, việc xử lý đã căn cứ vào các vi phạm của tu sĩ và giới luật nhà Phật.
Trước đó, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Đại đức Thích Nhuận Đức sám hối biệt chúng tại tổ đình Hộ Pháp, một ngôi chùa tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và không được thuyết giảng trong mọi hình thức trong một năm.

Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng phản cảm

Như Sputnik đã thông tin, ngày 6/6, Giáo hội đã kỷ luật Đại đức Thích Nhuận Đức, thuộc Tổ đình Hộ Pháp, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo đó, Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã thông báo về hình thức kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức do những video thuyết giảng, nghi lễ bị phản ánh phản cảm trên không gian mạng.
Theo Thông báo số 223 do Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN ký, các phát ngôn và thuyết giảng của Đại đức Thích Nhuận Đức làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tượng Phật - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2024
Giáo hội cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng 1 năm
Đại đức Thích Nhuận Đức bị Giáo hội nghiêm cấm không được thuyết giảng trong mọi hình thức trong một năm.
Bên cạnh đó, Đại đức Thích Nhuận Đức phải sám hối chư Tăng và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng thời bị kỷ luật sám hối biệt chúng tổ đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Sám hối biệt chúng được áp dụng khi một vị tu sĩ vi phạm giới luật, phải tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm đã tạo, nguyện sửa đổi không tái phạm. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo, sám hối là "ăn năn chừa bỏ".
Trong khoảng thời gian bị kỷ luật, tu sĩ sẽ sám hối trước Phật, trước Đại tăng và suy ngẫm về những việc mình đã làm, cũng như những tổn hại mình gây ra cho hình ảnh tu sĩ và uy tín của tổ chức tăng đoàn.
Biệt chúng sám hối là hình thức sám hối đối với tu sĩ Phật giáo khi vi phạm giới luật, giáo luật. Tách biệt với mọi người, không được tham gia, tham dự bất kỳ một nghi lễ, thời khóa nào tại trú xứ, không được giao thiệp với bất kỳ ai.

Chế tài với tu sĩ Thích Nhuận Đức còn nhẹ?

Trên Cổng thông tin điện tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin truyền thông trung ương Giáo hội, cho biết, tu sĩ Thích Nhuận Đức trong thời gian qua có nhiều bài thuyết pháp trái với giáo lý Phật giáo, gây nhiều dư luận tiêu cực trong cộng đồng Phật tử Việt Nam và những người mộ Đạo Phật.
Tu sĩ Thích Nhuận Nghi - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2024
Trụ Trì chùa Từ Đức Đồng Nai Thích Nhuận Nghi xin hoàn tục
“Vì thế, các cơ quan của Giáo hội đã vào cuộc và nghiêm minh xử lý kỷ luật tu sĩ Nhuận Đức”, Hoà thượng Thích Gia Quang nhắc lại.
Phản hồi vềviệc một số bình luận, chế tài áp dụng cho Đại đức Thích Nhuận Đức “đang hơi nhẹ nhàng”, Hoà thượng Thích Gia Quang cho rằng, việc xử lý và áp dụng chế tài đối với tu sĩ Thích Nhuận Đức đã căn cứ vào các vi phạm của tu sĩ và giới luật nhà Phật.

“Tôi cho rằng việc này là kịp thời, đạt được nhiều mục tiêu. Đó là bảo vệ sự trong sáng của Chánh Pháp; củng cố tín tâm của người mộ Đạo đối với Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời việc này cũng làm trang nghiêm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam” - Hoà thượng Thích Gia Quang khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала