Việt Nam đã hội đủ điều kiện để đầu tư đường sắt tốc độ cao

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2024
Đăng ký
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện để đầu tư đường sắt tốc độ cao. Chẳng hạn GDP hiện cao gấp bốn lần thời điểm 2010, tiềm lực tài chính tăng nhiều lần, nợ công chỉ khoảng 37%.
Đại sứ Ito Naoki khẳng định, Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đầu tư cao tốc, đường sắt tốc độ cao với Việt Nam, tuy nhiên, họ mong muốn được cung cấp thông tin chi tiết, tài liệu dự án.

Tăng cường hợp tác về giao thông, hạ tầng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 10-6, cổng TTĐT Bộ GTVT cho biết, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki về thúc đẩy hợp tác hai bên trong lĩnh vực GTVT.
Xây dựng ga tàu điện ngầm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2024
Tàu metro Nhổn-Ga Hà Nội chính thức được cấp chứng nhận đăng kiểm
Nói với đại sứ, Bộ trưởng cho hay, hôm 29/4 vừa qua ông đã có cuộc hội đàm “hết sức hiệu quả và thân tình” với Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) Saito Tetsuo. Hai bên cũng đã ký biên bản hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Đây là cơ sở quan trọng để hai quốc gia thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giao thông giữa Việt Nam và Nhật Bản. Do đó, Bộ trưởng Thắng đề nghị đại sứ quan tâm, hỗ trợ Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản triển khai có hiệu quả biên bản hợp tác này trong tương lai.
Lãnh đạo Bộ Giao thông cũng cho rằng trước đây Nhật Bản nhà tài trợ hàng đầu vốn ODA cho Việt Nam, với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD.
Các dự án hạ tầng GTVT do Nhật Bản tài trợ thông qua JICA đều là các dự án lớn, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và có ý nghĩa quan trọng giúp thay đổi diện mạo giao thông và hình ảnh Việt Nam.
Tuy vậy,khoảng 10 năm vừa qua, ODA Nhật Bản trong lĩnh vực GTVT chưa được như giai đoạn trước.
Sân bay Vinh (Nghệ An) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2024
Đề xuất đóng cửa sân bay Vinh 4 tháng
“Trong nhiệm kỳ của ngài đại sứ và nhiệm kỳ của mình, tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản sử dụng nguồn vốn ODA thế hệ mới của Nhật Bản”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ.

Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đầu tư cao tốc, đường sắt tốc độ cao

Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung, giữa Bộ GTVT và Đại sứ quán Nhật Bản ngày càng phát triển, nhất là trong bối cảnh hai nước đã nâng tầm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 11/2023.
Tái khẳng định hợp tác giao thông vô cùng quan trọng, Đại sứ Ito Naoki cho biết, phía Nhật Bản rất quan tâm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam trong đầu tư các dự án hạ tầng giao thông.
Trong đó có các dự án mới như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cảng Liên Chiểu...
Riêng với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ vốn, kỷ thuật.
Chính thức thông hầm đường sắt Chí Thạnh (Phú Yên) sau 10 ngày xảy ra sự cố sạt lở - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2024
Chính thức thông tuyến hầm đường sắt Chí Thạnh
“Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa hợp tác này, phía Nhật Bản mong muốn được cung cấp thông tin chi tiết, tài liệu dự án”, Đại sứ lưu ý.
Hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc tại các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Chẳng hạn tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, cao tốc Bến Lức - Long Thành… cần được tháo gỡ, xử lý dứt điểm, tạo niềm tin đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản tham gia các dự án hạ tầng giao thông tới đây.

Việt Nam hội đủ điều kiện để đầu tư đường sắt tốc độ cao

Về những bất cập, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định đang hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc các dự án đang triển khai.
Tư lệnh ngành khẳng định, Bộ GTVT cũng sẽ chủ động, tích cực làm việc với các địa phương, các cơ quan, đơn vị nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, tham gia các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam như: Dự án mở rộng đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Cảng Liên Chiểu...
Trong đó, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đang trình các cơ quan có thẩm quyền; sau khi được phê duyệt sẽ cung cấp thông tin, tài liệu cho phía Nhật Bản để tìm hiểu khả năng hợp tác.
An toàn giao thông: Phú Yên khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2024
Tiếp tục xảy ra sự cố sạt lở ở hầm đường sắt Chí Thạnh: Chưa rõ thời gian thông tuyến
Cung cấp thêm thông tin về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, ông Thắng khẳng định:
“Hiện Việt Nam đã hội đủ điều kiện để đầu tư đường sắt tốc độ cao. Chẳng hạn GDP hiện cao gấp bốn lần thời điểm 2010, tiềm lực tài chính tăng nhiều lần, nợ công chỉ khoảng 37%...”, do đó, theo Bộ trưởng dù vay hay không vay vốn ODA, Việt Nam vẫn cần triển khai dự án.
Điều quan trọng là phải đảm bảo được hai điều kiện thiết yếu gồm chuyển giao công nghệ; thời gian triển khai nhanh, phấn đấu trong 5 năm.
Trước mắt, Bộ trưởng đề nghị phía Nhật Bản xem xét việc cung cấp học bổng cho các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại Nhật Bản về kỹ thuật đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao cho các cán bộ đường sắt Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng và Đại sứ Ito Naoki cũng thống nhất sẽ tiếp tục gặp gỡ và làm việc chi tiết trong thời gian tới để thúc đẩy các dự án giao thông sử dụng nguồn vốn ODA thế hệ mới của Nhật Bản nói riêng, hợp tác hai bên lĩnh vực GTVT nói chung, đóng góp vào mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала