Việt Nam: Lợi ích quốc gia quan trọng hơn những lời chỉ trích từ bên kia đại dương

© POOL / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam
Chuyến thăm cấp nhà nước của Vladimir Putin tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2024
Đăng ký
Kết quả chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của các chuyên gia Nga nghiên cứu về Việt Nam học. Không còn nghi ngờ gì nữa, chuyến thăm này đã thành công, – đây là ý kiến ​​của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh - Đại học tổng hợp quốc gia St. Petersburg.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông lưu ý:
Đã có các cuộc hội đàm thành công về quan hệ Nga-Việt cũng như về tình hình toàn cầu và khu vực. Một số tuyên bố chính trị và địa chính trị rất quan trọng đã được đưa ra. Cả hai bên đều nhấn mạnh rằng, quan hệ Nga - Việt chưa bao giờ phụ thuộc vào bối cảnh địa chính trị mà nhằm mục đích tăng cường hòa bình, ổn định và an ninh. Nhìn chung, Mátxcơva và Hà Nội có quan điểm gần gũi hoặc tương đồng về các vấn đề toàn cầu và khu vực. Nga và Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, và sự hợp tác này đáp ứng lợi ích cơ bản của hai nước và không nhằm vào bất cứ nước nào. Mátxcơva và Hà Nội tiếp tục phát triển hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và các mối đe dọa an ninh, chủ trương giải quyết các vấn đề ở Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên tôi thấy hai bên đưa ra một tuyên bố chính thức rất quan trọng, nói rằng Nga và Việt Nam không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có các hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích cơ bản của nhau.
Video: Những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2024
Multimedia
Video: Những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin
Giáo sư Kolotov nói tiếp: Cần phải lưu ý rằng, ngay cả trước chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã đưa ra những tuyên bố khá gay gắt về việc Hà Nội dám mời Tổng thống Putin, bởi lời mời này phá hủy hệ thống cô lập Nga của Mỹ. Ngay sau khi ông Putin rời Hà Nội, Mỹ đã cử đặc phái viên - cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam -Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương đến Việt Nam. Nhiệm vụ của ông là tiến hành một “cuộc đối thoại mang tính giáo dục” với giới lãnh đạo Việt Nam, tập trung vào “sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho một Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường, thịnh vượng”. Rõ ràng, Mỹ cho rằng Việt Nam chỉ có thể trở thành như vậy nếu có thái độ thù địch với Nga.
Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích từ Washington, Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền và độc lập thực sự của mình, không chịu lắng nghe những lời chỉ trích từ bên kia đại dương và quyết tâm làm những gì mình cần. Việt Nam đang hợp tác khá thành công với cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời cũng nỗ lực phát triển hợp tác với Nga. Việc mở rộng hợp tác kinh tế, công nghệ, kỹ thuật - quân sự và khoa học đáp ứng lợi ích của hai nước chúng ta. Trong thời gian chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Putin, cả hai bên đã nhấn mạnh rằng, các công việc này sẽ tiếp tục. Ví dụ, Ngân hàng Việt Nga sẽ tiếp tục các hoạt động để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhưng vướng mắc trong vấn đề thanh toán song phương bằng đồng VND và đồng RUB, điều này sẽ giúp giải quyết những vấn đề đang cản trở việc thực hiện một số dự án Nga-Việt đã được lên kế hoạch.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2024
Đến Hà Nội ngay sau ông Putin, đặc phái viên của Biden bất ngờ khen Việt Nam
Việt Nam và các nước châu Á nói chung đều quan tâm đến sáng kiến ​​của Nga nhằm nâng cao sức nặng chính trị của các nước Nam bán cầu. Cần phải cải cách cấu trúc an ninh toàn cầu để, như Tổng thống Putin đã nói, mỗi quốc gia vừa và nhỏ cũng cảm thấy được bảo vệ. Có rất nhiều việc cần phải làm theo hướng này và Nga sẵn sàng dẫn đầu công việc này. Và theo Tuyên bố chung được công bố trong chuyến thăm của Tổng thống Putin, Việt Nam ủng hộ quan điểm này.
Kết thúc cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh - Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg, nhấn mạnh rằng, như chúng ta thấy, Nga ngày càng tham gia tích cực hơn vào chiến lược châu Á của mình, chiến lược “chuyển hướng sang phương Đông". Hy vọng rằng sự hợp tác Nga-Việt sẽ chứa đựng những nội dung cụ thể mới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала