Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngừng tán thưởng hành động khiêu khích của Philippines ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2024
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ phải ngừng tán thưởng những vụ khiêu khích của Philippines và thực hiện hành động thiết thực để duy trì hòa bình ở Biển Đông, bà Mao Ninh đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn hôm thứ Sáu.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng hôm thứ Năm Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell đã có cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Tuyết. Họ đã thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu quan trọng, gồm cả những lĩnh vực hợp tác và những khác biệt quan điểm. Ông Campbell bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về “hành động gây bất ổn” của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Nguyên nhân khởi thuỷ của căng thẳng hiện nay ở khu vực Đá Nhân Ái là phía Philippines đã vi phạm sự đồng thuận đạt được với Trung Quốc. Điều này đang thách thức chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của CHND Trung Hoa”, bà Mao Ninh tuyên bố.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2024
Biển Đông
Liệu Việt Nam và Philippines sẽ tranh cãi nhau về thềm lục địa ở Biển Đông?
Bà cũng lưu ý rằng Philippines đang tiếp tục cung cấp số lượng lớn vật liệu xây dựng cho các tàu chiến của họ đang neo đậu trái phép ở khu vực bãi cạn, thể hiện nỗ lực chiếm rạn san hô.

Hoa Kỳ phải ngừng lối tán thưởng và ủng hộ sự khiêu khích của Philippines, thực hiện hành động thiết thực để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Mâu thuẫn và tranh chấp Philippines-Trung Quốc ở Biển Đông

Giữa Trung Quốc và Philippines cũng như các nước khác trong khu vực đang diễn ra tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở Biển Đông. Những hòn đảo này có giá trị do nguồn tài nguyên sinh học phong phú, vị trí chiến lược ở ngã tư Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cũng như trữ lượng dầu khí tiềm ẩn. Trung Quốc thể hiện yêu sách tham vọng ở Biển Đông trên bản đồ với đường 9 đoạn (còn gọi là “đường lưỡi bò”) vào năm 1946. Năm 2016, tòa án ở The Hague đã phán quyết vô hiệu hóa tuyên bố của Bắc Kinh và giữ nguyên khiếu kiện của Philippines về vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Bắc Kinh không tham gia quá trình tố tụng xét xử.
Tình hình ở khu vực Biển Đông cũng thường xuyên trở nên phức tạp do sự qua lại của tàu chiến Hoa Kỳ, mà như Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, là vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền, an ninh của CHND Trung Hoa. Bất chấp sự phản đối từ phía Bắc Kinh, giới chức Washington tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2024
Biển Đông
Philippines muốn mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông: Phản ứng của Việt Nam
Hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã công bố ý định tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và các đồng minh do hành vi dường như “hung hăng hơn trước» của phía Trung Quốc. Theo lời ông, việc mở rộng năng lực quân sự sẽ góp phần hiệu quả hơn cho sự ổn định trong khu vực. Cũng trong tháng 1, các Ngoại trưởng Philippines và Trung Quốc đã thoả thuận phát triển hợp tác và bình tĩnh giải quyết các vụ việc ở Biển Đông để giảm căng thẳng trong khu vực.
Vào tháng 3, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo năm ngoái đã nhận được từ Trung Quốc lô tài liệu khái niệm với nhiều đề xuất khác nhau về giao thông hàng hải ở Biển Đông, phía Philippines nhận thấy một vài trong đó “có tiềm năng khả thi ở mức độ nhất định”, nhưng hầu hết các sáng kiến ​​của Bắc Kinh đều “mâu thuẫn với lợi ích quốc gia" của Philippines.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала