Tổng thống Putin: Tất cả các kế hoạch của Chiến dịch đặc biệt sẽ được thực hiện

© Sputnik / Pavel Bednyakov / Chuyển đến kho ảnhSPIEF-2024. Phiên họp toàn thể
SPIEF-2024. Phiên họp toàn thể - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2024
Đăng ký
“Nếu đàm phán diễn ra, Mỹ và phương Tây cũng vẫn vấp phải lập trường bất di bất dịch của Nga là tính trung lập vĩnh viễn của Ukraina và NATO phải từ bỏ ý đồ kết nạp Ukraina. Đây có lẽ là “quả bò hòn” khó nuốt nhất đối với Mỹ và phương Tây”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Trong bài phát biểu và cuộc thảo luận tại Phiên toàn thể, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Petersburg SPIEF 2024 ngày 7/6 Tổng thống Nga không chỉ đề cập nhiều tới các vấn đề liên quan tới nền kinh tế nước Nga mà còn những chủ đề quốc tế nóng mà cả thế giới đang quan tâm và theo dõi như tình hình Ukraina, khả năng chiến tranh hạt nhân…

Lời “nhắc nhở nhẹ nhàng” của Tổng thống Nga

"Nga sẽ không “đánh nhau với tất cả các nước”, - Tổng thống Vladimir Putin nói tại Phiên toàn thể SPIEF 2024.
Theo một số các nhà phân tích và bình luận Việt Nam thì những ai không nắm được các thủ đoạn chiến tranh tâm lý mà Mỹ và phương Tây đang thi thố trên toàn cầu thì sẽ khó mà hiểu được ẩn ý phía sau tuyên bố này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại SPIEF 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2024
Ông Putin nói về xu thế dịch chuyển các trung tâm phát triển của thế giới sang châu Á
Đó là từ khi Chiến tranh Lạnh lên đến cao trào, rồi thoái trào cũng như từ khi nước Nga lấy lại được vị thế quốc tế của mình nhờ những cố gắng vượt bậc của chính bản thân mình, Mỹ và phương Tây đã luôn mô tả nước Nga như một “con gấu xám hung tợn”, sẵn sàng “san bằng tất cả”. Tương tự như vậy, ở Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ và phương Tây cũng đem “con hổ Trung Quốc” ra dọa nạt thiên hạ.

“Nhờ chiếm được vị thế áp đảo về công nghệ và truyền thông trong cuộc chiến tranh thông tin tâm lý toàn cầu, Mỹ và phương Tây đã dịch chuyển sự chú ý của dư luận vào các đối thủ Nga và Trung Quốc, mặc sức bịa đặt, xuyên tạc rằng những nước đó mới là nguồn gốc của xung đột và nguy cơ chiến tranh. Những thủ đoạn đó cứ được lặp đi lặp lại bằng nhiều chiêu thức khác nhau, nhiều thông tin giả có, thật có, nửa giả nửa thật cũng có sẽ tạo ra hiệu ứng tâm lý bài Nga, bài Trung trên toàn cầu mà trước hết là khu vực Châu Âu và Châu Á- Thái Bình Dương”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nói thêm rằng, tuyên bố của tổng thống Nga là lời “nhắc nhở nhẹ nhàng” tới dư luận toàn cầu rằng nước Nga có đổi thủ của mình là những kẻ đang uy hiếp chủ quyền toàn vẹn và toàn diện của Nga trên tất cả các lĩnh vực. Do vậy, những quốc gia không tham gia vào cuộc “thập tự chinh” chống Nga thì Nga không việc gì phải “gây thù chuốc oán” với họ. Mà ngược lại, Nga sẽ sẵn sàng chung tay với các quốc gia đó để tiến tới một “thế giới không ngai vàng”.

Về “Chủ nghĩa nhân văn quân sự”

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ giành chiến thắng ở Ukraina và cho biết mọi kế hoạch của chiến dịch đặc biệt sẽ được thực hiện. Tổng thống Nga cũng lưu ý, Nga có thể đẩy nhanh việc giải quyết các nhiệm vụ của chiến dịch đặc biệt, nhưng chỉ với cái giá phải trả là tổn thất ngày càng tăng, mà tính mạng của lính quân đội Nga thì quan trọng hơn.
“Trong kho tàng khoa học quân sự của Việt Nam có một thành tố quan trọng. Đó là “Chủ nghĩa nhân văn quân sự”. Nói chung thì những cái đầu hiếu chiến và hiếu sát ở Mỹ và phương Tây không hiểu điều này. Thậm chí có người còn cho đó là điều vớ vẩn. Vì theo họ, chiến tranh là công việc giết người, là làm tổn thương sức khỏe và sinh mạng con người thì lấy đâu ra “nhân văn”?”, - Nhà phân tích, Đại tá Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik
Ông Nguyễn Minh Tâm lấy ví dụ từ lịch sử Việt Nam hơn 6 thế kỷ trước, thời đó người Việt Nam đã có quan điểm:
“Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn.
Đem chí nhân để thay cường bạo”
(Nguyễn Trãi)
“Đó chính là cơ sở, là nền tảng cho “chủ nghĩa nhân văn quân sự” đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam và cũng hoàn toàn phù hợp với nhiều công ước quốc tế về nhân đạo trong chiến tranh và xung đột quân sự…
Công thức của Mỹ và phương Tây cuộc chiến ở Ukraina hiện nay là:

“Lính Ukraina (và lính đánh thuê) + Vũ khí Mỹ và phương Tây + Cố vấn Mỹ và phương Tây”.

© Sputnik / Ivan Sekretarev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể SPIEF-2024
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể SPIEF-2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2024
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể SPIEF-2024

Người Mỹ đã thất bại với chiến lược chiến tranh “mượn máu người bản địa” ở Việt Nam cách đây 60 năm thì thất bại đó chắc chắn sẽ được lặp lại ở Ukraina. Tôi cho rằng tổng thống Nga vững tin vào điều này”, - Nhà phân tích, Đại tá Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Minh Tâm cũng nói thêm rằng, các vũ khí siêu tự động hóa sẽ tiết giảm đáng kể sinh mạng của các chiến binh. Đó là cơ sở để tổng thống Nga có thể nhận định về việc giành chiến thắng sao cho bớt đổ máu ở mức tối đa có thể. Nhưng ý nghĩa lớn hơn của điều này còn nằm ở hậu phương Nga, nơi có nền công nghiệp quốc phòng phát triển đột khởi tới mức cả Mỹ và phương Tây đều phải đi từ ngạc nhiên đến thừa nhận. Điều đó có nghĩa là mọi sự cố công gắng sức của những người lao động Nga ở hậu phương sẽ trở thành điều kiện cần thiết để tiết kiệm xương máu của các chiến sĩ Nga nơi chiến trường.

Nga sẽ không bao giờ đàm phán với những “bóng ma”

Ông Putin nhắc lại rằng cơ quan hành pháp của Ukraina đã mất tính hợp pháp. Nga sẵn sàng đàm phán về Ukraina, nhưng không phải trên cơ sở “những cái gì nghĩ ra” của ai đó mà trên cơ sở “Istanbul” và có tính đến thực tế mới.
Như vậy, Tổng thống Nga cũng nhận định rằng cuộc chiến cuối cùng cũng sẽ phải chấm dứt bằng một thỏa thuận hòa bình giữa các bên tham chiến. Điều cần lưu ý lớn nhất rằng nội dung thỏa thuận đó sẽ như thế nào.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận cuộc “đàm phán marathon” giữa Việt Nam và Mỹ kéo dài hơn năm năm (tháng 5/1968 đến tháng 1/1973) với hàng loạt các thủ đoạn đe dọa, thỏa hiệp, phản phúc, lừa dối… của người Mỹ đối với Việt Nam. Lịch sử thế giới cũng ghi nhận rằng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán chỉ là các bên tham gia Hiệp định Paris 1973 chứ không phải là một quốc gia riêng rẽ, một chính quyền với đầy đủ các yếu tố pháp lý cơ bản.
LIVE: Tổng thống Nga Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể SPIEF-2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2024
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể SPIEF-2024
“Sự thể đối với chính quyền Ukraina hiện tại thì còn tồi tệ hơn so với chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đó là chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngay từ đầu đã là một chính quyền bất hợp pháp, được tạo dựng lên bởi cố vấn Mỹ, vũ khí Mỹ và viện trợ Mỹ. Còn chính quyền Ukraina hiện nay cũng được tạo nên một cách bất hợp pháp bởi cuộc đảo chính Maidan tháng 2/2014. Trong 10 năm qua, chính quyền này đã cố gắng củng cố vị thế hợp pháp của nó nhưng đã không thể vượt qua một chướng ngại, đó là Hiến pháp Ukraina với quy định nhiệm kỳ tổng thống Ukraina là 5 năm. Hiến pháp nước này cũng chỉ quy định hoãn bầu cử quốc hội (Verkhovna Rada) trong khi có tình trạng chiến tranh chứ không đề cập đến việc hoãn bầu cử tổng thống.

Qua đó, có thể thấy tuyên bố hoãn cuộc bầu cử tổng thống đáng lẽ phải diễn ra trong tháng 3/2024 của ông Zelensky là một hành động vi hiến. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu người Mỹ cũng đã từng “ngồi xổm” lên Hiến chương Liên Hợp Quốc để đưa quân xâm lược Triều Tiên và Việt Nam thì “người học trò” của Mỹ là Zelensky sẵn sàng “ngồi xổm” lên hiến pháp Ukraina cũng là điều dễ hiểu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Vấn đề được đặt ra là nếu diễn ra các cuộc đàm phán mới giữa Nga với Ukraina thì ai, chính quyền nào ở Kiev sẽ là người đại diện hợp pháp cho Ukraina? Mặc dù giới chính trị Mỹ và phương Tây có lèo lái đến mấy với việc viện dẫn điều 108 Hiến pháp Ukraina rằng quyền điều hành đất nước của tổng thống chỉ chấm dứt khi quyền lực được bàn giao cho tổng thống mới được bầu thì đó cũng vẫn là những lý lẽ kém thuyết phục, nếu không nói là lố bịch.

“Điều chắc chắn là phía Nga sẽ không bao giờ đàm phán với những “bóng ma”, cho dù trước đó, “bóng ma” ấy từng là nguyên thủ quốc gia của Ukraina. Hơn nữa, cái “bóng ma” ấy khi còn đang tại vị đã ký một sắc lệnh cấm đàm phán với tổng thống Nga Vladimir Putin. Bằng hành động đó, Zelensky đã tự “chặt đứt” mọi cơ hội vãn hồi hòa bình bởi mọi hành động kêu gọi đàm phán sau đó của Mỹ và phương Tây sẽ hoàn toàn vô nghĩa và vô giá trị”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

“Quả bò hòn” khó nuốt nhất đối với Mỹ và phương Tây

Các đối thủ của Nga cần chấp nhận thực tế khi muốn đàm phán với Nga.
“Tổng thống Nga gần như đã “đọc vị” được đối thủ của mình khi Mỹ và phương Tây chuyển từ thái độ ngoan cố không chịu đàm phán sang thái độ chấp nhận đàm phán. Bởi những gì Mỹ và phương Tây không thể giành được trên chiến trường bằng vũ lực thì nay họ lại âm mưu giành lấy trên bàn đàm phán. Chính vì vậy mà tổng thống Nga đã yêu cầu một trong các điểm cơ bản nhất nếu như Mỹ và phương Tây muốn đàm phán. Đó là “chấp nhận thực tế”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng lưu ý thêm rằng, thực tế đó không còn là việc chấp nhận nền độc lập của CHND Donetsk và CHND Lugansk bởi hai nước này cùng với các tỉnh Kherson và Zaporizhye đã tự nguyện trở thành một trong các chủ thế của Liên bang Nga. Vì vậy, xét về mặt lãnh thổ, ít nhất thì Liên bang Nga sẽ đòi lại toàn vẹn lãnh thổ các vùng đất thuộc 4 tỉnh nói trên mà quân đội Ukraina đang chiếm đóng.
“Nếu đàm phán diễn ra, Mỹ và phương Tây cũng vẫn vấp phải lập trường bất di bất dịch của Nga là tính trung lập vĩnh viễn của Ukraina và NATO phải từ bỏ ý đồ kết nạp Ukraina. Đây có lẽ là “quả bò hòn” khó nuốt nhất đối với Mỹ và phương Tây”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận.

Học thuyết hạt nhân của Liên bang Nga là một công cụ sống

Tổng thống V.V. Putin nói rằng, học thuyết hạt nhân của Liên bang Nga là một công cụ sống và những thay đổi có thể sẽ được bổ sung. Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng lưu ý rằng, việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp đặc biệt, nhưng những trường hợp đặc biệt hiện chưa xảy ra.
Bình luận về phát biểu trên của Tổng thống V.V. Putin, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói rằng, đây là một tuyên bố rất xác đáng. Trên thế giới này, không có một học thuyết nào, một chiến lược nào, một chính sách nào là bất di bất dịch; từ quân sự quốc phòng tới an ninh, ngoại giao, kinh tế, xã hội.v.v… Tùy theo những biến động của tình hình thế giới, khu vực cũng như trong nước… Các học thuyết, chiến lược, chính sách đó phải luôn được điều chỉnh để phù hợp với những biến động đó để bảo đảm chắc chắn nhất chủ quyền, quyền tự quyết, nền độc lập, quyền tự chủ và lợi ích quốc gia.
“Những trường hợp đặc biệt” mà tổng thống Nga đề cập đến chính là “những lằn ranh đỏ” mà Điện Kremlin đã nhiều lần nhắc nhở Mỹ và phương Tây. Một khi Mỹ và phương tây vượt qua những “làn ranh cuối cùng” ấy thì họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hậu quả của hành động đó.

“Chúng ta có thể hiểu “lằn ranh cuối cùng” đó chính là an ninh toàn diện của Liên bang Nga. Không chỉ bao gồm an ninh lãnh thổ mà còn là an ninh kinh tế, xã hội, là cuộc sống bình yên của người dân Nga”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала